Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thị trường bất động sản » Hà Nội đề xuất quy hoạch lại không gian thành phố

Hà Nội đề xuất quy hoạch lại không gian thành phố

    Hệ thống hạ tầng cơ sở là một trong những lĩnh vực không thể thiếu giúp thị trường bất động sản tăng trưởng và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Hiểu được điều đó, thành phố Hà Nội đã tập trung đầu tư và quy hoạch không gian thành phố nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dưới đây là những thông tin quy hoạch không gian của Hà Nội sắp triển khai trong những năm tới.

    Quy hoạch không gian xây dựng đô thị lên đến 121.000 ha

    Dự án quy hoạch trung tâm thành phố Hà Nội đang được nghiên cứu triển khai. Theo như Câu lạc bộ đầu tư bất động sản tìm hiểu được thì phạm vi nghiên cứu chính của quy hoạch bao gồm các quận và huyện là:quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, quận Hà Đông, Nam Từ Liêm… huyện Mê Linh, huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm, huyện Đan Phượng…Theo như quy hoạch thì phía Bắc dự án giáp sông Cà Lồ, phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên, các phía Tây và phía Nam tiếp giáp đường vành đai 4.

    Quy hoạch không gian xây dựng đô thị lên đến 121.000 ha
    Quy hoạch không gian xây dựng đô thị lên đến 121.000 ha

    Theo như công bố diện tích quy hoạch của dự án 75.600 ha. Sau khi quy hoạch dự án sẽ có kết nối tại 5 đô thị vệ tinh gồm: Sơn Tây, Hoà Lạc, Sóc Sơn, Xuân Mai và Phú Xuyên. Các đô thị này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Quy hoạch không gian xây dựng đô thị lên đến 121.000 ha
    Quy hoạch không gian xây dựng đô thị lên đến 121.000 ha

    Theo giới Truyền thông bất động sản tìm hiểu được thì dự án sẽ được quy hoạch thành các phân vùng chức năng để triển khai xây dựng các công trình ngầm. Cụ thể là:

    Tính theo chiều ngang khu vực nội đô bao gồm nội đô lịch sử và nội đô mở rộng; khu vực phát triển mới tại phía Bắc sông Hồng và chuỗi đô thị nằm ở phía Đông đường vành đai 4; các công trình, dự án nằm trong vành đai xanh và tại các trục không gian thuộc các địa điểm như Hồ Tây – Ba Vì, Tây Hồ Tây, Hồ Tây – Cổ Loa và các khu vực dọc theo hành lang các tuyến đường sắt đô thị. Đây là những phân vùng chức năng sẽ được xây dựng các công trình ngầm. Khu phố Cổ Hà Nội thuộc vùng hạn chế xây công trình ngầm do đây thuộc khu vực bảo vệ các công trình, khu vực nằm trong danh mục di tích quốc gia đặc biệt ở trung tâm đô thị nên cấm các hoạt động xây dựng, khai thác không gian ngầm.

    Xét theo phương đứng thì dự án quy hoạch được chia thành 3 lớp gồm: lớp nông có độ sâu 0-5m. Đây là lớp xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm bao gồm lối vào tầng hầm của các công trình và các tuyến hầm đi bộ; lớp thứ hai là lớp trung bình từ 5-15m dùng để xây dựng các công trình công cộng ngầm như các khu bãi đỗ xe ngầm. Cuối cùng là lớp sâu từ 15-30m dùng để xây dựng hệ thống giao thông đô thị ngầm và đường sắt đô thị.

    Hà Nội dự kiến quy hoạch không gian ngầm bao gồm các đầu mối giao thông công cộng lớn của thành phố như ga đường sắt đô thị… Đây chính là hạt nhân phát triển không gian xây dựng đô thị công cộng ngầm của thành phố. Ngoài ra các tuyến giao thông đường bộ ngầm sẽ được thiết kế xây dựng chủ yếu tại các nút giao thông khác mức, các quảng trường và qua các khu vực công trình đầu mối sân bay, đường sắt quốc gia (sân bay Gia Lâm, khu vực ga Hà Nội, ga Ngọc Hồi, ga Giáp Bát…). 

    Ngoài ra hệ thống không gian ngầm còn bao gồm giao thông ngầm; bãi đỗ xe công cộng ngầm; hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm; đấu nối kỹ thuật và kết nối không gian ngầm; hệ thống công trình công cộng ngầm. Mạng lưới đường sắt của khu đô thị ngầm gồm: các tuyến số 2, 3, 4, 5, 7 và số 8 xây dựng kết hợp giữa đi trên cao, trên mặt đất và đi ngầm. Tổng chiều dài xây dựng đường sắt phần ngầm ước tính là 86,5km với 81 ga ngầm.

    Dự án quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội

    Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu quy hoạch và xác định vị trí xây dựng sân bay thứ hai của Hà Nội trước năm 2030. Theo đó, thành phố Hà Nội cũng cho biết diện tích đất xây dựng sân bay ước đạt khoảng hơn 1.000 ha. Sân bay sẽ được thi công xây dựng trong giai đoạn 2030-2050.

    Trước đó sân bay thứ hai cũng được xác định sẽ đặt tại Ứng Hòa. Tuy nhiên hiện nay, thành phố đã hủy bỏ đề xuất quy hoạch xây dựng sân bay tại Ứng Hòa ngay sau khi xác định sơ bộ khu vực này có điều kiện vùng trời không phù hợp đảm bảo hoạt động bay.

    Theo đó Hà Nội đang xem xét các vị trí khác thay thế cho Ứng Hòa như một số huyện phía Đông và Đông Nam như huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai…

    Về phía lãnh đạo Hà Nội cũng đã xác nhận, Hà Nội cũng sẽ đồng tình nếu sân bay thứ hai được quy hoạch nằm ở các tỉnh bên ngoài Hà Nội. Do mục tiêu của sân bay thứ hai là phục vụ nhu cầu người dân cả các tỉnh lân cận như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình…

    Dự án quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội
    Dự án quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội

    Theo như dự kiến công suất thiết kế của sân bay Nội Bài đến năm 2030 sẽ được nâng lên 60-65 triệu hành khách và đến năm 2050 sẽ đạt 100 triệu hành. Chính vì thế Hà Nội cần phải thu hồi đất và mở rộng diện tích đất sân bay với gấp đôi quy mô hiện nay. Thành phố cũng đã quyết tâm thực hiện mục tiêu này.

    Trên đây, Nhà đất Club đã tổng hợp và giới thiệu tới bạn đọc thông tin quy hoạch nổi bật tại thành phố Hà Nội. Tìm hiểu thêm các thông tin về bất động sản mới nhất tại nhadatclub.com.