Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thị trường bất động sản » Tổng hợp tin nhanh bất động sản 21/5: Đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4

Tổng hợp tin nhanh bất động sản 21/5: Đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4

    Đồng Nai thu hồi KCN Biên Hòa 1, đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4, Vỡ kế hoạch vì tin vào tiến độ của hạ tầng giao thông; Lại mở đường, phân lô, sử dụng đất sai mục đích tại Lâm Đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong vòng 24h qua sẽ được Nhà Đất Club tổng hợp trong bài viết dưới đây.

    Tổng hợp tin nhanh bất động sản 21/5: Đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4
    Tổng hợp tin nhanh bất động sản 21/5: Đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4

    Đồng Nai thu hồi KCN Biên Hòa 1

    Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã bổ sung 5 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích là gần 650 ha. Các dự án này chủ yếu là xây dựng trụ sở cơ quan, kết cấu hạ tầng, khu tái định cư, khu đô thị…

    Đồng Nai thu hồi KCN Biên Hòa 1
    Đồng Nai thu hồi KCN Biên Hòa 1

    Trong đó có khu đô thị, thương mại dịch vụ Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng sang khu công nghiệp Biên Hòa 1 hơn 324 ha, khu tái định cư Long Đức gần 30 ha, khu tái định cư Long Phước 32 ha…

    Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai cũng bổ sung 5 dự án thu hồi đất để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư năm 2022 với tổng diện tích hơn 430 ha. Trong số này có 4 dự án tại TP Biên Hòa gồm: 4 khu đất dọc tuyến đường Hương lộ 2 giai đoạn 1, khu đô thị Hiệp Hòa, khu dân cư theo quy hoạch phường Hóa An, các khu đất dọc tuyến đường nối từ ngã tư Vườn Mít đến đường Võ Thị Sáu thuộc phường Trung Dũng, Thống Nhất.

    Hà Nội đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 “huyết mạch”

    UBND thành phố đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm 58,2 km đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, dự kiến thi công giai đoạn 2022-2026.

    Hà Nội đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 "huyết mạch"
    Hà Nội đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 “huyết mạch”

    UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND cùng cấp bố trí vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Theo phân kỳ, giai đoạn 2021-2025 dự án cần hơn 19.000 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 hơn 3.800 tỷ đồng.

    Tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư Vành đai 4 vùng Thủ đô hơn 85.800 tỷ đồng, chia thành ba nhóm dự án với 7 dự án thành phần. Trong đó, nhóm một với 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhóm hai với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn 3 địa phương. Nhóm ba với một dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư loại hợp đồng BOT.

    Metro Nhổn – Ga Hà Nội lại xin tăng vốn, lùi tiến độ

    MRB vừa có văn bản đề xuất UBND TP.Hà Nội lùi thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2022 sang hoàn thành năm 2029. Cụ thể, tiến độ hoàn thành và vận hành thương mại đoạn trên cao trong năm 2022, vận hành toàn tuyến vào năm 2027 (thay vì cuối năm 2023 như tiến độ điều chỉnh cuối năm 2021); hoàn thành bảo hành và quyết toán năm 2029.

    Metro Nhổn - Ga Hà Nội lại xin tăng vốn, lùi tiến độ
    Metro Nhổn – Ga Hà Nội lại xin tăng vốn, lùi tiến độ

    MRB cũng kiến nghị tăng tổng mức đầu tư thêm khoảng 202 triệu Euro (tăng thêm hơn 4.905 tỷ đồng).

    Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nhổn – ga Hà Nội được phê duyệt năm 2009, Tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu 783 triệu Euro, sau đó điều chỉnh tăng lên hơn 1,176 tỷ Euro (tăng hơn 66%).

    Nếu đề xuất tăng vốn mới nhất của MRB được thông qua, dự án này sẽ tăng tổng mức đầu tư lên hơn 1,37 tỷ Euro.

    Vỡ kế hoạch vì tin vào tiến độ của hạ tầng giao thông

    Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố đầu tiên được người mua nhà cân nhắc trước khi ra quyết định. Tuy nhiên, nhiều người đã bị vỡ kế hoạch khi mua nhà vào ở nhiều năm nhưng tiến độ của hạ tầng giao thông vẫn dậm chân tại chỗ.

    Theo tìm hiểu nguyên nhân chính nằm ở việc đền bù giải tỏa mặt bằng. Một số dự án đình trệ lâu khiến người dân đi lại gặp khó khăn gây bức xúc có thể kể đến như:

    • Dự án đường Vành đai 2 đoạn từ nút Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng có chiều dài khoảng 2,7km, tổng vốn đầu tư 2.700 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2017 nhưng đến tháng 3/2020 phải tạm dừng khi đạt gần 44% khối lượng. Cuối năm 2021, thành phố đã phải chi trả hơn 230 tỉ đồng do lãi phát sinh sau thời gian dự án tạm dừng.
    • Dự án cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp được khởi công năm 2017 với vốn đầu tư 857 tỉ đồng. Theo kế hoạch, công trình hoàn thành tháng 4.2018, nhưng đến nay mới đạt khoảng 39% khối lượng và ngưng suốt 4 năm qua do vướng mặt bằng.
    • Tại TP. Thủ Đức dự án nâng cấp đường Lương Định Của đoạn từ nút giao Trần Não đến đường Mai Chí Thọ (TP. Thủ Đức) chỉ dài khoảng 2,5km nhưng thi công suốt 7 năm vẫn chưa thể về đích.

    Mở đường, phân lô, sử dụng đất sai mục đích tại Lâm Đồng lại tiếp tục tái diễn

    Ngày 18/5/2022, UBND huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) phát đi Công văn số 1021/UBND về việc chỉ đạo khẩn trương xử lý việc san gạt, tự ý mở đường, sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn huyện.Theo đó, UBND huyện Di Linh cho biết, thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện nhận được nhiều thông tin phản ánh về tình trạng san lấp mặt bằng, mở đường phân lô bán nền trái quy định trên địa bàn huyện.

    Mở đường, phân lô, sử dụng đất sai mục đích tại Lâm Đồng lại tiếp tục tái diễn
    Mở đường, phân lô, sử dụng đất sai mục đích tại Lâm Đồng lại tiếp tục tái diễn

    Sáng ngày 17/5/2022, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng các phòng, ban liên quan đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế một số khu vực như: phía bên phải qua trạm thu phí (xã Liên Đầm), núi Xà Lùng (xã Liên Đầm, Đinh Trang Hòa), Hồ Kon rum, đường thôn 7 cũ (thửa đất số 88, 90, tờ bản đồ số 21) xã Hòa Trung.

    Qua kiểm tra thực tế cho thấy có tình trạng làm đường, phân lô, sử dụng đất sai mục đích. Tuy nhiên địa phương và các phòng chuyên môn thuộc huyện chưa kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định, gây dư luận không tốt trong quần chúng Nhân dân.

    Vụ “chây ì” tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm: Sẽ phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm

    Liên quan đến thông tin Cơ quan chức năng tiến hành “cưỡng chế” tài khoản ngân hàng của hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng đưa ra nhiều lý do khó khăn không nộp, tuy nhiên đến nay chưa thu được đồng nào do tài khoản doanh nghiệp không có tiền.

    Vụ “chây ì” tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm: Sẽ phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm
    Vụ “chây ì” tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm: Sẽ phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm

    Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM, hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành cưỡng chế nợ thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế đối với nợ quá hạn nhưng chưa thanh toán theo đúng quy định. Quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng vẫn đang có hiệu lực, đến hết 30 ngày kể từ khi ban hành quyết định cưỡng chế (tức ngày 6-6), nếu Chi cục Thuế TP Thủ Đức vẫn chưa thu được tiền thì nơi này sẽ báo cáo lên Cục Thuế TP.HCM để chuyển qua hình thức cưỡng chế khác là phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm.

    Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên được biết, cả 2 doanh nghiệp là Dream Republic và Sheen Mega đều tương đối non trẻ, cấu trúc tài sản và kết quả kinh doanh gần như chỉ mang tính “tượng trưng”.

    Tuy nhiên, theo như điều tra thì hoạt động kinh doanh của hai doanh nghiệp này không mấy khả quan đều đang báo lỗ sau thuế. Chính vì vậy việc phong tỏa hoá đơn của 2 doanh nghiệp nói trên cũng “không ăn thua” gì.

    Cơ quan thuế cũng đang tính tiền chậm nộp theo quy định 0,03%/ngày. Việc tính chậm nộp cho đợt đầu tiên đã áp dụng từ ngày 6-2 và từ ngày 7-4, doanh nghiệp bị tính thêm tiền chậm nộp đợt 2. Hiện số tiền chậm nộp hai doanh nghiệp này phải trả hơn 2,3 tỉ đồng/ngày.

    Trên đây là những thông tin thị trường bất động sản nổi bật trong vòng 24h qua, chúng tôi đã tổng hợp và đưa tin nhanh tới các bạn. Hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích với các nhà đầu tư. Hãy thường xuyên theo dõi website nhadatclub.com để cập nhật những tin tức bất động sản nhanh và chính xác nhất

    Theo Vnexpress, Cafeland, Tienphong