Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi sông Tiền chảy vào địa phận Việt Nam, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà.
Dưới đây, Nhà Đất CLub sẽ chia sẻ những thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Đồng Tháp
Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Đồng Tháp bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh, với 3 thành phố và 9 huyện. Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Đồng Tháp được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia,
- Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
- Phía Tây giáp với tỉnh An Giang
- Phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã.
Thông tin, bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế:
Ngày 24/11/2014 UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định số 1183/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng phát triển kinh tế trung tâm, bao gồm: thành phố Cao Lãnh, đô thị Mỹ An (thị xã dự kiến), huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười. Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp, thương mại – dịch vụ; phát triển nông nghiệp chuyên canh lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; phát triển du lịch – nghỉ dưỡng.
Vùng phát triển kinh tế phía Bắc, bao gồm: thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và huyện Tam Nông. Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại phi thuế quan; phát triển nông nghiệp chuyên canh; phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Vùng phát triển kinh tế phía Nam, bao gồm: thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung và huyện Châu Thành. Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ; phát triển vùng chuyên canh trồng cây ăn trái và hoa kiểng; phát triển du lịch sinh thái cảnh quan.
Dự báo đô thị toàn vùng: Đến năm 2020: có 23 đô thị; trong đó có 02 đô thị loại II (thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc), 08 đô thị loại IV, 14 đô thị loại V và khoảng 10 trung tâm xã tiếp cận các tiêu chí của đô thị loại V;
Đến năm 2030: có 25 đô thị; trong đó có 01 đô thị loại I (thành phố Cao Lãnh), 01 đô thị loại II (thành phố Sa Đéc), 02 đô thị loại III (thị xã Hồng Ngự, thị xã Mỹ An dự kiến), 07 đô thị loại IV, 14 đô thị loại V và phát triển 08 trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp
Theo quyết định 1183 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp cụ thể như sau:
Giao thông đường bộ: Giao thông đối ngoại: đường Hồ Chí Minh (tuyến N2), tuyến cao tốc Cần Thơ. Hồ Chí Minh, các đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh được quy hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đường hiện hữu hoặc mở mới với quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp II, cấp III và cấp IV đồng bằng.
Giao thông trong tỉnh: Tỉnh lộ: hệ thống các tuyến đường tỉnh được quy hoạch cải tạo nâng cấp hoặc mở mới với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. Sau năm 2020 khi nhu cầu giao thông tăng nhanh các tuyến sẽ được nâng cấp tối thiểu đạt chuẩn cấp III đồng bằng.
Huyện lộ: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện hữu. Ngoài các tuyến hiện hữu, s đề xuất thêm một số tuyến đường chính yếu trên địa bàn các huyện. Các tuyến đường mới s kết nối với các tuyến hiện hữu tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, góp phần tạo ra mạng lưới thông suốt từ huyện đến trung tâm các xã.
Giao thông nông thôn: kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường Quốc gia, đường tỉnh, đường huyện và đường liên xã.
Giao thông đô thị: các tuyến đường đô thị được đề cập chi tiết trong các quy hoạch chung thành phố, thị xã, thị trấn, các trung tâm xã. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường hướng tâm và đường tránh đô thị. Tổ chức các tuyến liên tỉnh và đi thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức các tuyến giao thông công cộng trên các trục đường chính, thành phố, thị xã, thị trấn huyện lỵ. Công trình phục vụ giao thông: bố trí các bến xe đạt chuẩn tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các thị trấn huyện lỵ.
Qua những thông tin trên có thể thấy tỉnh Đồng Tháp đã, đang và sẽ phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai không xa. Đặc biệt hiện nay, xu hướng đầu tư bất động sản đang dần chuyển từ thành phố lớn về thị trường các tỉnh thành lân cận, những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất nhiều và tiềm ẩn nhiều cơ hội khai.
Nhờ tiềm lực sẵn có, tỉnh Đồng Tháp đang trở thành điểm đến mới của giới đầu tư bất động sản. Các nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội này trong khi những thị trường vốn thu hút nhiều khách du lịch đang bão hòa thì các khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp dự báo sẽ thu hút nhiều du khách hơn, từ đó làm gia tăng nhu cầu về bất động sản.
Những loại hình bất động sản tại tỉnh Đồng Tháp như shophouse, shop villa đều nằm trong các dự án được quy hoạch đồng bộ, bài bản, có vị trí tốt, gia thông thuận tiện. Đây không chỉ là cơ hội để sở hữu một nơi an cư tiện nghi, hiện đại mà còn là cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn.
Để tìm hiểu rõ hơn về những dự án bất động sản tại tỉnh Đồng Tháp, quý khách hàng vui lòng truy cập website nhadatclub.com để cập nhật các tin tức mới nhanh và chính xác nhất.