Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh duy nhất của Miền Tây nối liền cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long và là điểm đến đầu tư bất động sản tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Vậy Long An sẽ có những bước phát triển như nào trong giai đoạn tới? Hãy cùng Nhà đất Club tìm hiểu các thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch tỉnh Long An đến năm 2030.
Click xem bài viêt mới nhất của Câu lạc bộ đầu tư bất động sản
Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Long An
Theo thông tin quy hoạch Long An được UBND tỉnh Long An cung cấp, phạm vi quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030 với tổng diện tích tự nhiên là 4.494,93 km².
- Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Svay Rieng của Campuchia.
- Phía nam và tây nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
- Phía đông và đông bắc giáp TP.HCM.
- Phía tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia.
Các điểm cực của tỉnh:
- Điểm cực bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng.
- Điểm cực nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành.
- Điểm cực đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.
- Điểm cực tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng.
Bản đồ quy hoạch Long An đến năm 2030
Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Long An
Mục tiêu chính của việc lập quy hoạch tỉnh Long An hướng tới:
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tính về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đại, Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ Sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
- Quy hoạch tính làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
- Đưa ra các quan điểm phát triển của tỉnh, thiết lập tầm nhìn và xác định các mục tiêu phát triển tổng quát, cụ thể của tỉnh; sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – Xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đổi, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong gia đoạn quy hoạch; hình thành danh mục các dự án, thứ tự ưu tiên, cũng như các giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
- Là công cụ pháp lý quan trong để tỉnh quản lý và huy động các nguồn lực phát triển; là cơ sở để tỉnh lập các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại; là cơ sở để xây dựng các kế hoạch kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn; là cơ sở để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị – nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tại tỉnh.
Quy hoạch hạ tầng, đô thị tỉnh Long An đến năm 2030
Giai đoạn 2021-2025: Thành lập mới 3 đô thị và nâng loại 3 đô thị. Lộ trình, kế hoạch nâng loại và thành lập đô thị như sau:
- Đô thị vùng kinh tế trọng điểm: Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III (thị trấn Cần Giuộc). Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (đô thị Đông Hoà, đô thị Đông Thành).
- Đô thị vùng Đồng Tháp Mười: Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Khánh Hưng, đô thị Thái Bình Trung).
- Đô thị khác: Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Mỹ Quý).
Giai đoạn 2026-2030: Thành lập mới 4 đô thị, nâng loại 3 đô thị. Lộ trình, kế hoạch và thành lập đô thị như sau:
- Đô thị vùng kinh tế trọng điểm: Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I (thành phố Tân An). Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị II (thị trấn Bến Lức). Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Lương Hoà).
- Đô thị vùng Đồng Tháp Mười: Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị II (thị xã Kiến Tường). Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Hậu Thạnh Đông).
- Đô thị khác: Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Lạc Tấn).
Quy hoạch Long An về phát triển không gian vùng đến năm 2030
Không gian xây dựng đô thị:
- Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm bao gồm: vùng thành phố Tân An, Bến Lức là vùng đô thị động lực của toàn tỉnh, vùng đô thị Cần Giuộc và càng Long An.
- Thành phố Tân An là đô thị hạt nhân của tỉnh và vùng trung tâm, đô thị Bến Lức là đô thị trung tâm tiểu vùng phía tây bắc và đô thị Cần Giuộc trung tâm tiểu vùng phía đông.
- Không gian Vùng đô thị phía bắc: bao gồm vùng đô thị Đức Hòa và đô thị Hậu Nghĩa là vùng đô thị động lực phía bắc; Vùng đô thị thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Hiệp Hòa, thị trấn Đông Thành và đô thị Mỹ Quý. Đô thị Hậu Nghĩa là trung tâm vùng phía Bắc.
- Không gian vùng đô thị phía tây: bao gồm vùng đô thị Kiến Tường gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Long An, đô thị Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa), thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Thạnh Hóa và đô thị Hậu Thạnh Đông, vùng đô thị thị trấn Vĩnh Hưng và thị trấn Tân Hưng. Đô thị Kiển Tường là trung tâm vùng phía tây. Không gian hệ thống đô thị theo các trục hành lang kinh tế đô thị phát triển trong tương lai bảo đảm phát triển cân bằng.
Tổ chức không gian vùng cảnh quan, khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái:
- Vùng du lịch cảnh quan tầm quốc tế ở Đồng Tháp Mười; Vùng du lịch thành phố Tân An – Bến Lức – Thủ Thừa là trung tâm mua sắm, giải trí cao cấp, du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng ven sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và du lịch văn hoá lịch sử; Cụm du lịch Cần Giuộc – Cần Đước, cụm du lịch Đức Hòa – Đức Huệ, cụm du lịch Mộc Hóa, cụm du lịch Tân Hưng và điểm du lịch Vĩnh Hưng.
- Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen thuộc huyện Tân Hưng bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn Bàu Biển thuộc huyện Vĩnh Hưng.
Tổ chức không gian vùng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp bao gồm:
- Công nghiệp tập trung quy mô lớn: khu vực Tân An – Bến Lức hình thành vùng công nghiệp công nghệ cao; khu vực Đức Hòa phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biển; khu vực Cần Giuộc – Cần Đước phát triển công nghiệp càng gần với cảng quốc tế Long An, công nghiệp phụ trợ Vận tải đường thủy; khu vực Kiến Tường – Mộc Hóa hình thành khu công nghiệp phi thuế quan cửa khẩu.
- Các vùng công nghiệp với các khu công nghiệp – cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ gắn với các đô thị.
- Tổ chức không gian vùng nông, lâm, thủy sản: hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, trang trại chăn nuôi tập trung theo đặc trưng của từng huyện thị, Vùng trồng lúa cao sản xuất khẩu, cây tràm, cá nước ngọt tại vùng Đồng Tháp Mười.
Định hướng phát triển giao thông tỉnh Long An đến 2030
Về kết cấu giao thông đường bộ
- Xây dựng tuyến đường cao tốc theo quy hoạch.
- Nâng cấp mở rộng hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp I, tối thiểu đạt cấp III
- Nâng cấp, cải tạo, mở mới một số tuyến đường tỉnh có tính chất quan trọng, trong việc phát triển kinh tế xã hội đạt từ cấp II – III, các tuyến còn lại tối thiểu đạt cấp I.
- Xây dựng các trục giao thông kết nối hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia (đường bộ cao tốc, cảng quốc tế Long An) đến trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế và các cụm du lịch cấp vùng, đến các khu công nghiệp và các khu vực tiềm năng của tỉnh.
- Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống đường đô thị theo quy hoạch đô thị
- Thực hiện cứng hóa đường GTNT (tính đến đường trục xã) đạt 100%
Về giao thông tĩnh
- Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống xe buýt liên tỉnh, nội tỉnh; mở mới các tuyến xe buýt nội tỉnh, xe buýt liên tỉnh.
- Xây dựng bến xe khách cố định, các trạm dừng xe buýt đạt chuẩn.
- Xây dựng trạm dừng nghỉ dọc theo các quốc lộ hoặc đường ngang nối quốc lộ phù hợp với chủ trương và quy hoạch của Bộ GTVT.
Về đường sắt
- Xây dựng tuyến đường sắt quốc gia: tuyến TP. HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ.
- Xây dựng đường sắt chuyên dùng: tuyến Ga Long Định – cảng Hiệp Phước.
- Xây dựng đường sắt đô thị: tuyến TP. Tân An – TP. HCM.
- Về đường thủy nội địa
- Các tuyến chính đưa vào cấp kỹ thuật đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống báo hiệu, quản lý; đảm bảo cho phương tiện đi lại 24/24h. Hình thành các tuyến trục chính và các trục kết nối để tăng cường khả năng kết nối thuận tiện từ mọi khu vực ra tới các tuyến đường thủy liên tỉnh, từ trung tâm tỉnh xuống các huyện, kết nối liên huyện, kết nối tới các khu vực kinh tế, kết nối với cảng thủy nội địa, cảng biển, giảm ngắn cự ly vận tải.
- Các tuyến nội huyện phấn đấu liên thông đồng bộ, thuận lợi cho các phương tiện trọng tải đến 100 tấn, tàu khách 15 – 30 ghế đến tất cả các trung tâm huyện, các điểm dân cư.
Về giao thông đường biển
- Mở rộng cảng quốc tế Long An có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải từ 70.000 – 100.000DWT, tập trung hàng hóa xuất khẩu toàn vùng, giảm chi phí vận chuyển và áp lực giao thông đường bộ về TP. HCM. Đồng thời là hạt nhân để hình thành TX. Cần Giuộc trong tương lai.
Trên đây, Nhà đất Club vừa tổng hợp và giới thiệu với các bạn những thông tin chính quy hoạch tỉnh Long An đến năm 2030. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn đầu tư thông minh, chính xác trong thời gian sắp tới. Hãy thường xuyên truy cập website nhadatclub.com để cập nhật các tin tức dự án bất động sản mới nhất trên khắp cả nước nhanh và chính xác.