Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hạ tầng: Quy hoạch và Phát triển » Quy hoạch xây dựng định hướng phát triển vùng của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch xây dựng định hướng phát triển vùng của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050


    Hà Tĩnh đã đưa vào quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm, 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 1 trung tâm động lực tăng trưởng và 4 nền tảng chính. Dưới đây là các thông tin chi tiết về quy hoạch xây dựng định hướng phát triển vùng của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh
    Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh

    Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch xây dựng định hướng phát triển vùng của tỉnh Hà Tĩnh

    Phạm vi ranh giới:

     Gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm các huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc,  Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; Thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh. 

    • Phía Bắc: Giáp tỉnh Nghệ An;
    • Phía Nam: Giáp tỉnh Quảng Bình;
    • Phía Đông: Giáp biển Đông;
    • Phía Tây: Giáp biên giới Việt Nam – Lào.

    Quy mô lập quy hoạch: 5.997 km2 (599.782 ha).

    Quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng của tỉnh Hà Tĩnh

    • Vùng đồng bằng ven biển – dọc theo Quốc lộ 1 và Đường bộ ven biển (vùng 1), gồm các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc và Tp.Hà Tĩnh. Trọng tâm của vùng là KKT Vũng Áng và mỏ sắt Thạch Khê. Khu vực này tập trung phát triển các ngành phục vụ phát triển kinh tế biển như: Công nghiệp nặng, sản xuất thép, nhiệt điện, hóa dầu, dịch vụ hậu cảng. Bổ sung thêm các trung tâm giáo dục đào tạo trình độ cao, các cụm công nghệ cao, xây dựng nhà ở và dịch vụ đi kèm để làm cơ sở và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và du lịch nhân văn cân bằng với phát triển công nghiệp đồng thời tạo dựng hình ảnh.  
    • Vùng đồng bằng và một phần vùng núi phía Bắc – dọc theo Quốc lộ 8 (vùng 2), gồm các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn và Thị xã Hồng Lĩnh. Trọng tâm của vùng này là KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các đô thị Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Xuân An. Khu vực này tập trung phát triển công nghiệp chế biến, các cụm dịch vụ hậu cần, lấy công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ làm mũi nhọn. Khai thác du lịch biển và cửa khẩu để thu hút và gia tăng lượng khách từ các nơi khác. 
    • Vùng miền núi phía Tây – dọc theo đường Hồ Chí Minh (vùng 3), bao gồm các huyện Vũ Quang, Hương Khê. Trọng tâm của vùng này là khu sinh thái hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang, rừng quốc gia Vũ Quang và các đô thị Hương Khê, Vũ Quang. Khu vực này tập trung phát triển công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp chế biến nông sản, định dạng thương hiệu sản phẩm của vùng và xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối để xuất khẩu sản phẩm địa phương.
    • Các trục phát triển kinh tế theo hướng Bắc Nam: Quốc lộ 1 gắn kết KKT Vũng Áng với mỏ sắt Thạch Khê và các đô thị động lực bao gồm: Hồng Lĩnh, Nghèn, Phù Việt, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Phong, Kỳ Đồng, Kỳ Anh. Đường bộ ven biển gắn kết các đô thị động lực bao gồm: Kỳ Ninh, Kỳ Xuân, Thiên Cầm, Lộc Hà, Cương Gián, Xuân Thành. Đường Hồ Chí Minh gắn kết các đô thị động lực như Phố Châu, Vũ Quang, Phúc Đồng, Hương Khê, Hương Trà, La Khê.  
    • Các trục phát triển kinh tế theo hướng Đông Tây: Quốc lộ 8 gắn kết KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các khu vực, KKT ven biển. Các đô thị động lực bao gồm: Nước Sốt, Tây Sơn, Phố Châu, Nầm, Đức Thọ, Lạc Thiện, Tam Đồng, Hồng Lĩnh, Xuân An, Nghi Xuân. Quốc lộ 12C gắn kết KKT Vũng Áng đi sang cửa khẩu Cha Lo ở tỉnh Quảng Bình với một số đô thị động lực nằm trong tỉnh Hà Tĩnh như: Kỳ Anh, Kỳ Lâm.
    Bản vẽ quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Hà Tĩnh
    Bản vẽ quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Hà Tĩnh

    Quy hoạch hướng phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh

    Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

    Định hướng đến năm 2030, toàn vùng có tổng số 33 đô thị và được phân bổ trong vùng như sau:

    • Phát triển 14 đô thị hiện có (Lộc Hà sẽ phát triển là đô thị mới): Tây Sơn, Phố Châu, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Xuân An, Nghi Xuân, Nghèn, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Thiên Cầm, Vũ Quang, Hương Khê, và Kỳ Anh.   
    • Định hướng xây dựng mới 19 đô thị, bao gồm 12 đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm có: Nước Sốt, Nầm, Đức Đồng, Lạc Thiện, Tam Đồng, Xuân Thành, Cương Gián, Kỳ Trung, Kỳ Ninh, Kỳ Lâm, Kỳ Phong, Kỳ Đồng và 07 đô thị định hướng xây dựng mới, gồm có: Lộc Hà, Phù Việt, Đồng Lộc, Phúc Đồng, Hương Trà, La Khê, Kỳ Xuân.  

    Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn:

    Bố trí trên cơ sở định hướng về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế toàn vùng cũng như hiện trạng phân bố dân cư, các điểm dân cư nông thôn kết nối giao thông với các tuyến liên xã, liên vùng đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân theo tiêu chí nông thôn mới.

    Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh

    Định hướng hệ thống dịch vụ thương mại:

    Trung tâm thương mại cấp vùng:  

    • Phân bổ tại 03 khu vực: Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; thành phố Hà Tĩnh; đô thị phía Nam huyện Kỳ Anh.  

    Trung tâm thương mại cấp khu vực:  

    • Phân bổ tại 04 khu vực: Phía Bắc tỉnh tại các đô thị Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Xuân An;  phía Tây tỉnh tại đô thị Hương Khê.  

    Trung tâm thương mại cấp huyện:

    • Xây dựng và hoàn chỉnh mạng lưới chợ huyện và xã.  

    Định hướng hệ thống du lịch:

    • Tổng quỹ đất dành cho phát triển du lịch dự kiến đến 2030 khoảng 9.545,0 ha với các không gian du lịch chủ yếu như sau: 
    • Vùng sinh thái gắn với các vùng bảo tồn thiên nhiên huyện Vũ Quang, hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang, Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, suối nước nóng Sơn Kim, sông Ngàn Sâu, Rào Cái … và khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.  
    • Du lịch biển phát triển thành tuyến Thiên Cầm – Kỳ Ninh, gắn với các khu vực: Thiên Cầm, Kỳ Xuân, Kỳ Ninh, Đèo Con, Thạch Bằng, Xuân Liên và Xuân Thành.   
    • Các khu vực phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các di tích lịch sử, cách mạng và các địa danh lịch sử gắn với các danh nhân văn hóa tại các địa phương: Ngã Ba Đồng Lộc, Chùa Hương, Đền bà Nguyễn Thị Bích Châu, khu du lịch Nguyễn Du, Hải Thượng…

    Định hướng hệ thống công nghiệp:

    Tổng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp toàn vùng dự kiến đến năm 2030 khoảng 34.500 ha bao gồm đất công nghiệp thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu kinh tế Vũng Áng, các khu – cụm công nghiệp tại các huyện trong vùng. Tập trung chủ yếu ở các trung tâm phát triển công nghiệp sau:  

    • Trung tâm công nghiệp Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Khu công nghiệp Hà Tân, Đại Kim): Công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản, điện tử lắp ráp và dịch vụ cửa khẩu, logistic. 
    • Trung tâm công nghiệp Vũng Áng: Công nghiệp đa ngành, công nghiệp nặng, nhiệt điện, sản xuất thép, lọc hoá dầu, cảng và dịch vụ hậu cảng. 
    • Các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp Gia Lách; Nam Hồng; Cổng Khánh; Hạ Vàng: Dệt may, vật liệu xây dựng, điện tử, chế biến nông sản, thủy hải sản, logistic. 
    • Trung tâm công nghiệp mỏ quặng sắt tại Thạch Khê gần thành phố Hà Tĩnh. 
    • Ngoài ra còn có khoảng 27 cụm công nghiệp theo quy hoạch đến năm 2025 (theo Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025).  

    Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội:

    Các trung tâm giáo dục, đào tạo:

    • Trung tâm đào tạo cấp vùng: Hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Hà Tĩnh. Xây dựng các trường dạy nghề, cao đẳng và trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ tại đô thị phía Nam huyện Kỳ Anh.
    • Trung tâm đào tạo cấp khu vực: Xây dựng các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề tại đô thị Hồng Lĩnh.
    • Trung tâm đào tạo cấp huyện: Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo các Trung tâm dạy nghề ở các huyện, kết hợp phát triển mạnh hệ thống giáo dục phổ thông.

    Các trung tâm y tế:  

    • Trung tâm y tế cấp vùng: Xây dựng trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa cấp vùng tại thành phố Hà Tĩnh và đô thị phía Nam huyện Kỳ Anh.
    • Trung tâm y tế cấp khu vực: Xây dựng trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa cấp khu vực tại  tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, thị xã Hồng Lĩnh.
    • Trung tâm y tế cấp huyện: Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trạm y tế, xã, cụm xã theo quy định. 

    Các trung tâm văn hóa:

    • Xây dựng trung tâm văn hóa cấp vùng tại Thành phố Hà Tĩnh; đô thị phía Nam huyện Kỳ Anh.
    • Nâng cấp cở sở vật chất và chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du và hoàn chỉnh hệ thống văn hóa cấp huyện, xã, thôn.
    • Tại các huyện lỵ các huyện trong vùng xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống văn hóa cấp huyện, xã, thôn.

    Các trung tâm thể dục thể thao:

    • Tăng cường năng lực của các khu liên hợp thể thao hiện có để có thể tổ chức các sự kiện lớn và tăng thêm các cơ sở vật chất phục vụ giải trí về thể thao (rạp chiếu phim, sân cầu lông hay bể bơi).
    • Tại đô thị Kỳ Anh xây dựng trung tâm khu liên hợp thể dục thể thao theo tiêu chuẩn cấp vùng với quy mô tương đương với trung tâm thể thao cấp tỉnh.
    • Xây dựng các trung tâm thể thao tại các đô thị lớn trong vùng. Xây dựng các trung tâm thể thao gắn kết với các khu vực có tiềm năng về du lịch, dịch vụ nhằm khai thác và quảng bá tiềm năng du lịch của vùng.
    • Xây dựng mạng lưới công trình sân bãi thể dục thể thao kết hợp với các trung tâm văn hóa cấp huyện. Các sân tập thể thao cấp xã quy mô từ 5.000 – 10.000 m2.
    Quy hoạch định hướng giao thông tỉnh Hà Tĩnh
    Quy hoạch định hướng giao thông tỉnh Hà Tĩnh

    Quy hoạch định hướng phát triển giao thông tỉnh Hà Tĩnh

    Đường bộ:

    Trục dọc Bắc Nam:

    • Đường bộ ven biển: Sau năm 2030 sẽ trở thành quốc lộ ven biển quy mô 4 – 6 làn xe.
    • Quốc lộ 1: Hoàn thành nâng cấp, mở rộng tuyến hiện có đạt quy mô 4 làn xe cơ giới, các tuyến tránh qua các đô thị và khu kinh tế xây dựng theo các quy hoạch xây dựng các đô thị và khu kinh tế được phê duyệt.
    • Tuyến Tùng Ảnh – Khe Gạo: Định hướng đến năm 2030 sẽ trở thành một phần tuyến đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.
    • Đường Hồ Chí Minh: Hướng tuyến và quy mô mặt cắt ngang thực hiện theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/20112 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.
    • Đường bộ cao tốc Bắc Nam: Hướng tuyến và quy mô mặt cắt ngang thực hiện theo quyết định số 140/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường cao tốc Bắc Nam phía Đông.
    • Đường tuần tra biên giới: Định hướng sau năm 2030 tiến hành nâng cấp toàn tuyến thành đường cấp IV miền núi.

    Trục Ngang Đông Tây:

    • Tuyến Quốc lộ 8, 8B: Định hướng đến năm 2030 hoàn thành nâng cấp Quốc lộ 8 và Quốc lộ 8B theo đạt tiêu chuẩn đường cấp III 2 làn xe, riêng đoạn từ thị xã Hồng Lĩnh đến thị trấn Hương Sơn dài 37 km, dự kiến là đường cao tốc 4 6 làn xe.
    • Tuyến Thạch Hải – Phúc Đồng: Định hướng đến năm 2030 hoàn thành Nâng cấp đoạn từ Thạch Hải đến điểm giao với cầu Thạch Đồng (đường Ngô Quyền) đạt đường cấp III đồng bằng, với các đoạn tuyến còn lại giữ nguyên cấp hiện trạng.
    • Tuyến Cửa Nhượng Mốc N9: Định hướng đến năm 2030 nâng cấp đoạn từ Thiên Cầm Cẩm Xuyên đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe, đoạn từ thị trấn Cẩm Xuyên Ngã ba Thành Thình đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn từ Thành Thình Mốc N9 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Giai đoạn sau năm 2030 đề nghị nâng cấp thành Quốc lộ nối sang Lào.
    • Tuyến Vũng Áng – Mỹ Sơn – Mụ Gia (Quốc lộ 12C): Dự kiến đến năm 2030 hoàn thiện nâng cấp đoạn Quốc lộ 1 đi Kỳ Lâm nối đường Hồ Chí Minh, Quảng Bình đạt tiêu chuẩn đường cấp III 2 làn xe, Bnền= 12m, Bmặt= 9m. Riêng đoạn Quốc lộ 1 cảng Vũng Áng theo quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng đã được phê duyệt.  
    • Tuyến Quốc lộ 15, 15B: Hướng tuyến và quy mô tuân thủ theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.
    • Hệ thống đường ngang nối đường Hồ Chí Minh: Hướng tuyến và quy mô tuân thủ theo Quyết định số 371/Qđ-TTg ngày 03/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy Hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh.
    • Trục Đông Tây 1: Mở thêm tuyến mới nối từ thị trấn Đức Thọ ra Quốc lộ 1, điểm nối Quốc lộ 1 tại ngã ba Bần (phường Trung Lương – Thị xã Hồng Lĩnh). Hình thành trục xuyên suốt từ cảng Xuân Hải lên cửa khẩu Cầu Treo. Đầu tư xây dựng với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.  
    • Trục Đông Tây 2: Mở thêm tuyến mới nối từ Tỉnh lộ 552 ra Quốc lộ 1, điểm nối Quốc lộ 1 tại đường 8B. Hình thành trục xuyên suốt từ thị trấn Xuân An ra đường Hồ Chí Minh về phía Nam của Vùng. Đầu tư xây dựng với tiêu chuẩn đường cấp IV.  
    • Trục Đông Tây 3: Là tuyến quy hoạch mới nhằm nâng cao khả năng kết nối giữa 2 tỉnh  Hà Tĩnh và Quảng Bình theo trục ngang, điểm đầu tuyến tại Tân Ấp và điểm cuối nối vào đường bộ Ven biển tại xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh) quy mô tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. 

    Đường bộ nội tỉnh:

    Quy họach mới các tuyến Tỉnh lộ:

    • Nhánh đường tỉnh mới 1(Tỉnh lộ 553 – Tân Ấp): Là nhánh đường tỉnh mới, quy hoạch có điểm đầu từ Tân Ấp và điểm cuối tại điểm giao với Tỉnh lộ 553 tại xã Lộc Yên (huyện Hương Khê ), tuyến đi theo hướng tuyến của các tuyến đường mòn hiện hữu. Toàn tuyến mới có chiều dài 20km, có quy mô đường cấp IV-V miền núi.
    • Đường tỉnh mới 2 (Sơn Kim – Vũ Quang): Là tuyến quy hoạch mới nhằm nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa cũng như rút ngắn khoảng cách từ cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và đường Hồ Chí Minh, điểm đầu tại nút giao của Quốc lộ 8 và đường cứu hộ cứu nạn(huyện lộ 04A), điểm cuối tại nút giao của đường Hồ Chí Minh và huyện lộ 07 (Sơn Thọ Vũ Quang). Hướng tuyến đi theo các tuyến huyện lộ hiện hữu: Huyện lộ 04, Huyện lộ 04A (huyện Hương Sơn) và Huyện lộc 07 (huyện Vũ Quang). Dự kiến đầu tư nâng cấp, mở rộng thành tuyến đường có quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
    • Đường tỉnh mới 3 (Khe Giao – Thịnh Lộc): Điểm đầu Khe Giao(Quốc lộ 15), điểm cuối nối vào tuyến đường bộ ven biển tại xã Thịnh Lộc. Dự kiến đến năm 2030 hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến đạt quy mô đường cấp III đồng bằng.
    • Các tuyến Tỉnh lộ còn lại: Nâng cấp các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV, các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn IV, V.
    • Giao thông đô thị: Nâng cấp chất lượng hệ thống đường hi ện có, xây dựng các tuyến đường đảm bảo về tỷ lệ và mật độ theo quy định.
    • Quy hoạch mới tuyến đường đô thị Hàm Nghi kéo dài: Điểm đầu tại giao cắt giữa đường Hàm Nghi với Quốc lộ 1, điểm cuối tại vị trí giao cắt với Tỉnh lộ 554, đoạn tuyến dài khoảng 6,5 km. Dự kiến quy hoạch đoạn tuyến có quy mô đường với Bnền=42m.
    • Đường giao thông nông thôn: Nhựa hoá hoặc bê tông hoá 100% mặt đường. Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nội đồng, cải tạo hệ thống cầu cống phù hợp với cấp đường.

    Đường sắt :

    • Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu đi qua khu vực nghiên cứu. Nâng cấp ga Yên Trung, Hương Phố thành ga hỗn hợp. Cải thiện điều kiện bốc dỡ hàng hoá, hệ thống kho bãi và giao thông trung chuyển.
    • Nghiên cứu lập quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua vùng. Xây dựng mới tuyến đường sắt Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Gịa, tuyến  đường sắt Thạch Khê – Vũng Áng.

    Đường thủy :

    Đường biển:

    • Hoàn thiện nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng các tuyến đường biển ra hải phận quốc tế.
    • Quy mô, công suất các cảng biển trong phạm vi nghiên cứu tuân thủ theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.

    Đường sông:

    • Nạo vét, duy tu thường xuyên các tuyến sông trong phạm vi nghiên cứu của đồ án.
    • Quy hoạch hệ thống các cảng đường thủy nội địa, các tuyến đường sông tuân thủ theo Quyết định số 3357/QĐ-UBND ngày 08/11/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

    Đường không:

    • Dự kiến giai đoạn sau năm 2030 dự trữ một quỹ đất với diện tích 350 ~ 450 ha vị trí tại xã Cẩm Hoà, Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên) để phục vụ quy hoạch sân bay.

    Hệ thống bến xe, bãi đỗ xe:

    • Việc bố trí các bến xe, bãi đỗ xe phải phù hợp với quy hoạch tổng thể không gian đô thị song phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
    • Vị trí và quy mô của các bến xe, bãi đỗ xe trong phạm vi nghiên cứu tuân thủ theo Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 12/7/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy hoạch chi tiết hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các tuyến vận tải hành khách xe buýt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

    Hệ thống giao thông công cộng:

    • Phát triển các tuyến xe buýt kết nối Hà Tĩnh với các địa phương lân cận (Nghệ An, Quảng Bình..), kết nối các khu đô thị quan trọng trong tỉnh, kết nối các điểm du lich trọng điểm.
    • Quy hoạch hệ thống mạng lưới tuyến hành khách bằng xe buýt tuân thủ theo Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 12/7/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về  việc quy hoạch chi tiết hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các tuyến vận tải hành khách xe buýt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

    Trên đây, Nhà đất Club vừa chia sẻ với các bạn những thông tin chi tiết về quy hoạch xây dựng định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Chúng tôi hi vọng các thông tin này sẽ giúp bạn định hình rõ hơn về các khu vực đầu tư của mình. Hãy truy cập nhadatclub.com để tiếp tục cập nhật liên tục các thông tin quy hoạch, dự án bất động sản, mua bán nhà đất trên khắp cả nước.