Hòa Bình là tỉnh miền núi. Đây cũng là tỉnh có đông dân tộc anh em như Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông đang sinh sống. Sở hữu cho mình cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với độ cao trung bình 600-700, nguồn khoáng nóng giàu vi chất cùng vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội nên từ lâu tỉnh Hòa Bình đã là điểm của rất nhiều nhà đầu tư. Trong bài viết này, Nhà đất Club sẽ giới thiệu với các bạn bản đồ quy hoạch của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, nhằm giúp các bạn có thể hiểu thêm về tỉnh và các định hướng phát triển trong các năm tới.
Tổng quan về vị trí, địa hình, khí hậu và tiềm năng phát triển của tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình được biết đến là tỉnh có diện tích lớn thứ 29 trong tổng số 62 tỉnh thành của Việt Nam. Về dân số, Hòa Bình đứng thứ 49. Trong quy hoạch, Hòa Bình thuộc vùng Hà Nội.
Vị trí địa lý
Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa.
Tỉnh có vị trí địa lý giáp với:
- Tỉnh Phú Thọ ở phía Bắc
- Tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội ở phía Đông
- Tỉnh Sơn La ở phía Tây
- Tỉnh Thanh Hóa ở phía Nam
Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, chỉ cách TT Hà Nội 76km theo hướng quốc lộ 6. Đây là khu vực đối trọng phía Tây Hà Nội.
Không chỉ vị trí đắc địa, tỉnh còn có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển. Phải kể đến đó là các tuyến đường quốc gia quan trọng như:
- Đường Hồ Chí Minh
- Quốc lộ 6
- Quốc lộ 12B
- Cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc (Hà Nội)
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của tỉnh Hòa Bình phân bố khá đều, giúp kết nối tỉnh với các khu vực, địa phương lân cận một cách khá thuận lợi và dễ dàng. Bên cạnh đó, vị trí đắc địa cũng là điều kiện giúp Hòa Bình có thể mở rộng hợp phát, phát triển kinh tế, xã hội.
Địa hình, khí hậu
Về địa hình, Hòa Bình là tỉnh miền núi nên có địa hình núi trung bình, bị chia cắt khá phức tạp. Địa hình cũng có độ dốc lớn, chia thành 2 vùng đó là vùng núi cao phía Tây Bắc và vùng núi thấp phía Đông Nam.
Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa. Vào mùa hè, thời tiết khá nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm tại đây thương trên 23 độ C.
Đơn vị hành chính
Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 1 thành phố, 9 huyện và 151 đơn vị hành chính cấp xã. Cụ thể đó là: Thành phố Hòa Bình, các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.
Tài nguyên khoáng sản
Hòa Bình có tài nguyên khoáng sản khá dồi dào với:
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên 4.600km2, đất đai màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng
- Tài nguyên nước: Tỉnh có mạng lưới sông, suối phân bố trên tất cả các huyện, thành phố. Sông Đà chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho Hòa Bình,
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 251.315ha, gồm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia như Thượng Tiến, Pù Luông, Phu Canh, Ngọc Sơn, Cúc Phương…
- Khoáng sản: Phải kể đến như than đá, đá vôi, đá granite, amiang, cát, đất sét. Đặc biệt, Hòa Bình còn có nhiều điểm nước khoáng với hàm lượng khoáng cao. Điều này rất thuận lợi để phát triển các lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh cho tỉnh.
Tiềm năng phát triển du lịch
Hòa Bình có tài nguyên du lịch rất lớn, phong phú và đa dạng với hệ thống sông, hồ, suối nước khoáng, bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Đặc biệt, đáng chú ý nhất đó là hồ Hòa Bình với diện tích 8.000ha, dung tích nước lớn với hơn 40 đảo nổi. Vì thế, nơi đây có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan.
Chưa hết, tỉnh Hòa Bình còn được biết đến là cái nôi văn hóa, nổi tiếng khắp thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc. Ngoài ra, tỉnh này còn có nhiều lễ hội dân giản cùng phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc. Nhờ đó, nơi đây có thể phát triển mảng du lịch nhân văn, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Quan điểm phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình
Phát triển đô thị phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Tầm nhìn đến năm 2030, định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa bình, phát triển đô thị trên nguyên tắc tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố, thị xã, thị trấn thuộc các huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phân bố hợp lý đô thị trung tâm các cấp trên địa bàn tỉnh, nhờ đó tạo nên sự phát triển cân đối các vùng trong tỉnh. Phát triển đô thị gắn với phát triển nông thôn, sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ đất đô thị, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia.
Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường đô thị, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo, xây dựng mới đô thị xanh, đô thị sinh thái, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại đô thị.
Quy hoạch chi tiết tỉnh Hòa Bình đến năm 2030
Định hướng phát triển và quy hoạch tỉnh Hòa Bình
Định hướng chung: Tỉnh Hòa Bình hướng tới quy hoạch hoạch phát triển tổng thể gắn liền với du lịch văn hóa, sinh thái, thương mại – dịch vụ cùng nền công nghiệp cao tập trung tại các đô thị hạt nhân cấp tỉnh, cấp khu vực.
Định hướng phát triển không gian vùng
Vùng trung tâm phát triển kinh tế bao gồm thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy.
- Tập trung đầu tư phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển chính của tính. Từ đó tạo độc lực phát triển các vùng lân cận
- Phát triển thành phố Hòa Bình trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục của tính. Tập trung các nguồn lực cần thiết để đưa vùng lõi của huyện Lương Sơn trở thành khu đô thị loại IV tạo tiền để thành lập thị xã Lương Sơn.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông với mục tiêu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: KCN Lương Sơn, KCN Nhuận Trạch, KCN bờ trái Sông Đà, KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang, KCN Thanh Hà.
- Quy hoạch đất dọc quốc lộ 06, đường Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ
Vùng phát triển kinh tế Đông Nam tỉnh bao gồm: huyện Kim Bôi, Nam huyện Lạc Thủy, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Sơn.
- Phát triển vùng kinh tế gắn liền với nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông tại các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12B, Quốc lộ 21
- Tập trung phát triển các cụm điểm khu công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Đầu tư phát triển nhà máy chế biến nông sản ở huyện Lạc Sơn, huyện Yên Thủy
Vùng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc của tỉnh bao gồm: huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong.
- Phát triển vùng gắn liền với nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 12B, Quốc lộ 15
- Đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp
- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng du lịch khu vực lòng hồ sông Đà với mục tiêu trở thành khu du lịch trong điểm quốc gia. Phát triển vận tải thủy, chú trọng đầu tư xây dựng cảng, đội tàu nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa cùng tỉnh Sơn La.
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình
Theo quyết định 1314, giao thông toàn tỉnh Hòa Bình sẽ là mục tiêu chính, mục tiêu cần thực hiện nhanh và gọn bởi giao thông sẽ là trục xương sống giúp định hình phát triển các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa…
Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các trục giao thông huyết mạch bao gồm: Quốc lộ 21, quốc lộ 6, quốc lộ 15, quốc lộ 12B, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường cao tốc Xuân Mai – Tp. Hòa Bình
Đề xuất xây dựng mới và cải tạo các tuyến: tuyến Hòa Bình – Thanh Sơn (đường tỉnh 434). Hoàn thành trục kết nối quốc lộ 06 (cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình) và quốc lộ 32 (Phú Thọ) với chiều dài toàn tuyến 14km.
Xây dựng tuyến Chi Nê – Ninh Bình (đường tỉnh 438) nối thị trấn Chi Nê tới đường tỉnh 479 của tỉnh Ninh Bình
Nâng cấp tuyến đường tỉnh 433 từ thành phố Hòa Bình qua huyện Đà Bắc trở thành tuyến đường tiêu chuẩn cấp II, cấp III. Tiếp tục nâng cấp tuyến đường tỉnh 445 (Pheo – Chẹ) thành đường tiêu chuẩn cấp II, cấp III.
Duy trì, củng cố mạng lưới giao thông nông thôn hiện có. Xây mới các tuyến đường với mục tiêu đảm bảo tất cả các xã, cụm xã đều có đường cho phương tiện cơ giới vào tới trung tâm.
Trên đây, Nhà đất Club vừa tóm tắt các thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Hòa Bình. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên truy cập nhadatclub.com để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!