Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hạ tầng: Quy hoạch và Phát triển » Bản đồ quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035

Bản đồ quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035

    Thái Nguyên là tỉnh ở khu vực Đông Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 75 km. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị tại khu vực cửa ngõ trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Vì thế, tỉnh Thái Nguyên rất được nhiều nhà đầu tư chú trọng. Nếu bạn đang tìm hiểu thị trường tại đây thì hãy hãy tham khảo ngay thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Nguyên để có những định hướng phù hợp.

    Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
    Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

    Phạm vi, quy mô bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    Phạm vi lập bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Nguyên bao gồm toàn bộ phạm vi hành chính của tỉnh với diện tích tự nhiên khoảng 3.536 km2 với các mặt tiếp giáp như sau:

    • Hướng Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn
    • Hướng Tây tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Tuyên Quang
    • Hướng Đông tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang
    • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Hà Nội

    Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên 9 đơn vị hành chính trong đó có 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện bao gồm thành phố Thái Nguyên; thành phố Sông Công; thị xã Phổ Yên; huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, huyện Phú Lương.

    Tính chất lập bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    Định hướng xây dựng tỉnh phát triển mạnh công nghiệp, tập trung kinh tế của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, phát triển mạnh công nghệ, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, môi trường an toàn, bền vững

    Xây dựng trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu trong khu vực và khoa học công nghệ uy tín lớn, các trung tâm văn hoá, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc.

    Trở thành khu vực đối trọng tại phía Bắc, phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục tại khu vực cửa ngõ thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao thông kinh tế trọng điểm giữa các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.

    Định hướng xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tại các địa bàn trọng yếu của tỉnh có ý nghĩa quan trọng nhằm giữ vững quốc phòng, an ninh của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Định hướng phát triển tỉnh Thái Nguyên được phân thành 4 vùng không gian chính, bao gồm vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ; vùng phát triển hỗn hợp; vùng du lịch phía Tây; vùng sinh thái phía Đông.

    Bản đồ quy hoạch không gian vùng tỉnh Thái Nguyên

    Định phướng phát triển không gian vùng tỉnh Thái Nguyên được phân thành 4 vùng không gian là:

    Phân vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ (Phân vùng trung tâm): Bao gồm thành phố Thái Nguyên và một số xã của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, một phần (phía Tây) của huyện Phú Bình, một phần (phía Đông) thị xã Phổ Yên. Là vùng không gian xây dựng tập trung về đô thị, dịch vụ, tổ hợp công nghiệp cấp quốc gia và vùng. Là trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh, có vị thế cấp vùng, là một cửa ngõ của vùng Thủ đô Hà Nội. Là vùng sử dụng đất tập trung, mật độ cao.

    Phân vùng phát triển hỗn hợp: Gồm huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương và một số xã của huyện Đại Từ. Là vùng không gian phát triển hỗn hợp (công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, phát triển dịch vụ, phát triển nông sản hàng hóa, sản xuất chè xanh, chè đen và các loại cây ăn quả). Quỹ đất có thể đầu tư phát triển một số cụm công nghiệp đa ngành nội tỉnh và dịch vụ địa bàn. Là vùng sử dụng đất hỗn hợp, mật độ trung bình và thấp.

    Phân vùng du lịch phía Tây:Gồm huyện Định Hóa và một số xã của huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên. Là vùng chủ đạo phát triển các không gian dịch vụ du lịch, không gian bảo tồn di tích lịch sử cách mạng ATK và các vùng cảnh quan, sinh thái tự nhiên. Sản xuất nông lâm nghiệp theo hình thức kinh tế vườn đồi trang trại. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng. Là vùng sử dụng đất hạn chế, mật độ rất thấp.

    Phân vùng sinh thái phía Đông (huyện Võ Nhai): Là vùng bảo vệ rừng quốc gia, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Sản xuất nông lâm nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; khai thác vật liệu xây dựng. Là vùng sử dụng đất hạn chế, mật độ cực thấp.

    Bản đồ quy hoạch giao thông chi tiết Thái Nguyên
    Bản đồ quy hoạch giao thông chi tiết Thái Nguyên

    Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thái Nguyên

    Hệ thống giao thông quốc gia

    Từng bước xây dựng hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy trong vùng theo chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 – Vùng thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt.

    Đường bộ: Các tuyến nâng cấp cải tạo gồm có Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B. Tiếp tục hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn. Các tuyến xây mới gồm tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên; tuyến vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đoạn Bắc Giang-Thái Nguyên- Vĩnh Phúc. Nâng cấp đường Tỉnh lộ 269 lên thành Quốc lộ 17 kết nối với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

    Đường sắt: Nâng cấp cải tạo hai tuyến đường sắt hiện có là tuyến Hà Nội – Thái Nguyên và tuyến Kép – Lưu Xá. Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái để kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; tuyến đường sắt nội Vùng Hà Nội kết nối từ ga Bắc Hồng đến trung tâm thành phố Thái Nguyên.

    Đường thủy: Đầu tư mở rộng cụm cảng Đa Phúc theo quy hoạch được duyệt; Duy tu, nạo vét luồng lạch thường xuyên đạt tiêu chuẩn sông cấp III từ ngã ba sông Cầu, sông Công về đến các cảng trong cụm cảng Đa Phúc. Nâng cấp cảng Núi Cốc phục vụ du lịch.

    Bến xe: Xây mới 3 bến xe khách liên tỉnh, đạt bến xe loại 1.

    Hệ thống giao thông vùng tỉnh

    Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện hiện có; đầu tư xây mới một số tuyến đường tỉnh trên cơ sở tuyến đường huyện hiện có. Hệ thống đường đô thị được thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn của các đô thị xây dựng mới. Các khu vực đô thị nâng cấp, cải tạo yêu cầu đảm bảo lộ giới tối thiểu phù hợp với từng cấp đường, đồng thời bám sát hiện trạng. Đảm bảo mỗi huyện sẽ có ít nhất 1 – 2 bến xe đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên.

    Bản đồ quy hoạch thành phố và các huyện của tỉnh Thái Nguyên

    Bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên

    Thành phố Thái Nguyên toạ lạc tại bên bờ sông Cầu và là một trong những thành phố lớn ở khu vực miền Bắc của Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, khu vực trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật… của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trung du miền núi phía Bắc nói chung. Các mặt tiếp giáp địa lý của thành phố như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình
    • Hướng Tây tiếp giáp huyện Đại Từ
    • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phú Lương

    Phạm vi quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Nguyên được thực hiện trên 32 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm:

    • 21 phường gồm phường Cam Giá, phường Chùa Hang, phường Đồng Bẩm, phường Đồng Quang, phường Gia Sàng, phường Hoàng Văn Thụ, phường Hương Sơn, phường Phan Đình Phùng, phường Phú Xá, phường Quan Triều, phường Quang Trung, phường Quang Vinh, phường Tân Lập, phường Tân Long, phường Tân Thành, phường Tân Thịnh, phường Thịnh Đán, phường Tích Lương, phường Trung Thành, phường Trưng Vương, phường Túc Duyên
    • 11 xã bao gồm xã Quyết Thắng, xã Cao Ngạn, xã Đồng Liên, xã Huống Thượng, xã Linh Sơn, xã Phúc Hà, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, xã Sơn Cẩm, xã Tân Cương, xã Thịnh Đức.
    Bản đồ quy hoạch chi tiết thành phố Thái Nguyên
    Bản đồ quy hoạch chi tiết thành phố Thái Nguyên

    Bản đồ quy hoạch thành phố Sông Công

    Sông Công cũng là thành phố trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên khai thác công nghiệp, kinh tế, văn hóa, hành chính, xã hội tại khu vực phía Nam của tỉnh Tây Nguyên. Thành phố Sông Công là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế – xã hội đến các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ.  Phạm vi quy hoạch trên toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố với các mặt tiếp giáp như sau:

    • Hướng Bắc tiếp giáp thành phố Thái Nguyên
    • Hướng Tây và hướng Nam tiếp giáp thị xã Phổ Yên
    • Hướng Nam tiếp giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình

    Quy hoạch thành phố Sông Công được thực hiện trên 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm phường Bách Quang, phường Cải Đan, phường Châu Sơn, phường Lương Sơn, phường Mỏ Chè, phường Phố Cò, phường Thắng Lợi,  xã Bá Xuyên, xã Bình Sơn, xã ân Quang.

    Bản đồ quy hoạch Sông Công
    Bản đồ quy hoạch Sông Công

    Bản đồ quy hoạch thị xã Phổ Yên

    Phổ Yên là thị xã toạ lạc tại khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km di chuyển về phía Nam. Quy hoạch thị xã Phổ Yên trên toàn bộ phạm vi diện tích tự nhiên với các mặt tiếp giáp như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Phú Bình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
    • Hướng Tây tiếp giáp huyện Đại Từ, tỉnh Vĩnh Phúc
    • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc
    • Hướng Bắc tiếp giáp thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên

    Thị xã Phổ Yên được phân chia thành 18 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm phường Ba Hàng, phường Bãi Bông, phường Bắc Sơn, phường Đồng Tiến, xã Đắc Sơn, xã Đông Cao, xã Hồng Tiến, xã Minh Đức, xã Nam Tiến, xã Phúc Thuận, xã Phúc Tân, xã Tân Hương, xã Tân Phú, xã Thành Công, xã Thuận Thành, xã Tiên Phong, xã Trung Thành, xã Vạn Phái.

    Bản đồ quy hoạch giao thông thị xã Phổ Yên
    Bản đồ quy hoạch giao thông thị xã Phổ Yên

    Bản đồ quy hoạch huyện Định Hoá, Thái Nguyên

    Huyện Định Hoá là huyện miền núi ở khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với phạm vi quy hoạch trên toàn bộ diện tích với các hướng tiếp giáp như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Phú Lương, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
    • Hướng Tây tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang
    • Hướng Nam tiếp giáp huyện Đại Từ
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

    Huyện Định Hoá được phân chia thành 23 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Chợ Chu, xã Bảo Cường, xã Bảo Linh, xã Bình Thành, xã Bình Yên, xã Bộc Nhiêu, xã Điềm Mặc, xã Định Biên, xã Đồng Thịnh, xã Kim Phượng, xã Lam Vỹ, xã Linh Thông, xã Phú Đình, xã Phú Tiến, xã Phúc Chu, xã Phượng Tiến, xã Quy Kỳ, xã Sơn Phú, xã Tân Dương, xã Tân Thịnh, xã Thanh Định, xã Trung Hội, xã Trung Lương.

    Huyện có các tuyến giao thông trọng điểm đi qua như quốc lộ 3 C và ĐT 254 và các tuyến giao thông liên xã, nông thôn được đầu tư xây dựng. Theo kế hoạch quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích được bổ sung là 30.15 ha, trong đó, 0.35 ha đất nông nghiệp.

    Bản đồ huyện Định Hóa
    Bản đồ huyện Định Hóa

    Bản đồ quy hoạch huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

    Phú Lương là huyện miền núi toạ lạc tại khu vực phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi quy hoạch sử dụng đất của huyện Phú Lương như sau:

    • Hướng Bắc tiếp giáp huyên Đồng Hỷ
    • Hướng Tây và hướng Nam tiếp giáp huyện Đại Từ
    • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Thái Nguyên
    • Hướng Đông Bắc tiếp giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

    Huyện Phú Lương được phân chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Cổ Lũng, xã Động Đạt, xã Hợp Thành, xã Ôn Lương, xã Phấn Mễ, xã Phú Đô, xã Phủ Lý, xã Tức Tranh, xã Vô Tranh, xã Yên Đổ, xã Yên Lạc, xã Yên Ninh, xã Yên Trạch.

    Bản đồ quy hoạch đất Phù Lương
    Bản đồ quy hoạch đất Phù Lương

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ

    Đài Từ là huyện nằm ở khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với phạm vi quy hoạch sử dụng đất giới hạn các mặt tiếp giáp như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên
    • Hướng Tây tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang, tĩnh Vĩnh Phúc
    • Hướng Nam tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Định Hoá

    Huyện Đại Từ được phân chia thành 30 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Quân Chu, xã An Khánh, xã Bản Ngoại, xã Bình Thuận, xã Cát Nê, xã Cù Vân, xã Đức Lương, xã Hà Thượng, xã Hoàng Nông, xã Khôi Kỳ, xã Ký Phú, xã La Bằng, xã Lục Ba, xã Minh Tiến, xã Mỹ Yên, xã Na Mao, xã Phú Cường, xã Phú Lạc, xã Phú Thịnh, xã Phú Xuyên, xã Phúc Lương, xã Phục Linh, xã Quân Chu, xã Tân Linh, xã Tân Thái, xã Tiên Hội, xã Vạn Thọ, xã Văn Yên, xã Yên Lãng.

    Các dự án mới nhất được quy hoạch tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bao gồm khu nghỉ dưỡng 5 sao Hồ Núi Cốc bao gồm khu biệt thự, khu du lịch đảo, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí… mang đậm bản sắc văn hoá tại Tây Bắc.

    Bản đồ quy hoạch đất huyện Đại Từ
    Bản đồ quy hoạch đất huyện Đại Từ

    Bản đồ quy hoạch huyện Võ Nhai

    Võ Nhai là huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên với phạm vi quy hoạch được giới hạn như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Bắc SƠn, huyện Bình Gia
    • Hướng Tây tiếp giáp huyện Đồng Hỷ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
    • Hướng Nam tiếp giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

    Huyện Võ Nhai được phân chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: thị trấn Đình Cả, xã Bình Long, xã Cúc Đường, xã Dân Tiến, xã La Hiên, xã Lâu Thượng, xã Liên Minh, xã Nghinh Tường, xã Phú Thượng, xã Phương Giao, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã Tràng Xá, xã Vũ Chấn.

    Địa bàn huyện Võ Nhai có tuyến giao thông trọng điểm đi qua như quốc lộ 1B, ĐT 244 và các tuyến giao thông liên xã, nông thôn được xây dựng.

    Bản đồ quy hoạch đất huyện Võ Nhai
    Bản đồ quy hoạch đất huyện Võ Nhai

    Nhà đất Club vừa chia sẻ với các bạn thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Nguyên mới nhất. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có những thông tin cần thiết để định hướng đầu tư tại khu vực. Hãy truy cập website nhadatclub.com để cập nhật các tin tức bất động sản mới nhất.