Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hạ tầng: Quy hoạch và Phát triển » Bản đồ quy hoạch chi tiết tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất

Bản đồ quy hoạch chi tiết tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất

    Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm tại miền Trung. Nơi đây sở hữu nhiều, di sản văn hoá thế giới, trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực tại miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Thừa Thiên Huế đã thu hút được lượng lớn đầu tư từ trong nước và nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới, các bạn hãy cùng Nhà đất Club đến với bài viết quy hoạch chi tiết tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất sau đây.

    Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
    Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

    Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế

    Phạm vi lập bản đồ quy hoạch tỉnh Thừa Thiên – Huế được thực hiện trên toàn bộ phần diện tích tự nhiên là 4.944 km2 với ranh giới địa lý cụ thể như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp biển Đông
    • Hướng Tây tiếp giáp tỉnh Quảng Trị và Lào
    • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
    • Hướng Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Trị

    Thừa Thiên – Huế được phân chia thành 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện bao gồm thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ, thị xã Hương Trà, huyện A Lưới, huyện Nam Đông, huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền.

    Mục tiêu và nguyên tắc lập bản đồ quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế

    • Bản đồ quy hoạch tỉnh Thừa Thiên – Huế cụ thể hoá Nghị Quyết số 54/NQ-TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030
    • Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quy hoạch quốc gia, quy hoạch không gian biển, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng
    • Đảm bảo phát triển hài hoà giữa các địa phương, các vùng trên địa bàn, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, triển khai, đáp ứng nhu cầu trong những năm tiếp theo, tạo nền tảng phù hợp đến tầm nhìn năm 2050.
    • Đánh giá khách quan điều kiện và thực trạng cơ cấu trong thời gian tới, các tác động từ bên ngoài và bên trong giữa các huyện và các tỉnh, khả năng khai thác hành lang kinh tế Đông – Tây, cơ hội phát triển..
    • Bám sát quy trình, nội dung, nguyên tắc của Luật, Nghị định, thông tư, đảm bảo phù hợp với văn kiện, nghị quyết của Đảng, các loại văn bản khác của Quốc hội và Chính phủ…
    • Kết hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực và quản lý lãnh thổ về môi trường, quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với Lào.
    Quy hoạch mở rộng đô thị Huế
    Quy hoạch mở rộng đô thị Huế

    Định hướng phát triển không gian đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030

    Định hướng phát triển không gian đô thị Huế đến năm 2030 theo hai giai đoạn 2020-2025 và 2025-2030, làm cơ sở để lập Đề án mở rộng địa giới hành chính TP Huế và xây dựng vùng lõi của đô thị TT-Huế trực thuộc Trung ương.

    • Giai đoạn 1 (2020-2025), tỉnh TT-Huế xây dựng, phát triển không gian đô thị TP Huế hướng biển theo trục cảnh quan hai bờ sông Hương, với quy mô khoảng 267km2. Phạm vi nghiên cứu gồm khu vực TP Huế hiện hữu; TX Hương Thủy gồm các xã Thủy Vân, Thủy Bằng; TX Hương Trà gồm các phường, xã như Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Phong; H. Phú Vang gồm các xã, thị trấn như Thuận An, Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh.
    • Giai đoạn 2 (2025-2030), trên cơ sở định hướng phát triển của giai đoạn 1, tỉnh TT-Huế tiếp tục xây dựng, phát triển không gian đô thị theo định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh TT-Huế và quy hoạch chung TP Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với vùng lõi đô thị có quy mô khoảng 348 km2 gồm TP Huế mở rộng, đô thị Hương Thủy và đô thị Hương Trà.

    Định hướng phát triển giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030

    Vận tải: Đến năm 2030, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển 27 triệu tấn hàng hóa và 37 triệu hành khách (HK) về sản lượng vận chuyển 8.819 triệu Tấn.Km hàng hóa và 5.787 triệu HK.Km về sản lượng luân chuyển. Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.

    Kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.

    • Đường bộ: Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc đường đô thị đường vành đai.
    • Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.
    • Đường thuỷ nội địa: Hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn tỉnh.
    • Cảng biển: Tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải.
    • Đường sắt: Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.
    • Đường hàng không: Duy trì phát triển cảng hàng không &ndash sân bay quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm. Công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm.

    Về công nghiệp giao thông vận tải: Tiếp tục củng cố, nâng cấp kết hợp đầu tư xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng về nhu cầu vận tải.

    Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030

    Giao thông đối ngoại

    – Các tuyến trục dọc:

    + Đường bộ cao tốc Cam Lộ – Túy Loan (đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101, 93km):

    Đoạn Cam Lộ – La Sơn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế (từ ranh giới Quảng Trị đến La Sơn) dài 67,53km. Giai đoạn trước mắt, dự kiến xây dựng mới, nâng cấp đạt quy mô 2 làn xe. Giai đoạn 2021 &ndash 2030, cải tạo, nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe.

    Đoạn La Sơn – Tuý Loan qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế (từ La Sơn đến hết địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế) dài 34,4 km. Giai đoạn đến 2020, hoàn thành xây dựng mới đạt quy mô 2 làn xe. Giai đoạn 2021 &ndash 2030, cải tạo nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe.

    + Hệ thống quốc lộ:

    Quốc lộ 1A: Giữ nguyên hiện trạng tuyến sau khi được đầu tư nâng cấp mở rộng với quy mô 04 làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.

    Quốc lộ 49B: Thực hiện theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

    Đường Hồ Chí Minh &ndash Nhánh phía Tây (đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế): Thực hiện theo quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tại Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1136/QĐ-TTg ngày 24 tháng 08 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

    – Các tuyến trục ngang: QL49A: Thực hiện theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    – Bổ sung Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực hiện theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tuyến đường bộ ven biển và các dự án khác đã có trên địa bàn.

    Hệ thống đường tỉnh

    Xây dựng, nâng cấp các tuyến với mục tiêu: ở vùng đồng bằng tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, IV vùng miền núi đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V đoạn qua các đô thị theo quy hoạch được duyệt.

    Bản đồ quy hoạch thành phố Huế, huyện, thị xã trong những năm tới

    Bản đồ quy hoạch thành phố Huế

    Huế là thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với những địa danh nổi tiếng như sông Hương , quần thể di tích Cố đô Huế, và các di sản được UNESCO công nhận như nhã nhạc cung đình Huế, mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và các bài thơ, văn…. Huế còn là thành phố trung tâm phát triển về văn hoá, du lịch, y khoa, giáo dục… tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Phạm vi lập bản đồ quy hoạch được giới hạn như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp thị xã Hương Thuỷ, huyện Phú Vang
    • Hướng Tây tiếp giáp thị xã Hương Trà
    • Hướng Nam tiếp giáp thị xã Hương Thuỷ
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Quảng Điền và biển Đông.

    Thành phố Huế được phân chia thành 36 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm

    29 phường gồm phường  An Cựu,phường  An Đông, phường An Hòa, phường An Tây, phường Đông Ba, phường Gia Hội, phường Hương An, phường Hương Hồ, phường Hương Long, phường Hương Sơ, phường Hương Vinh, phường Kim Long, phường Phú Hậu, phường Phú Hội, phường Phú Nhuận, phường Phú Thượng, phường Phước Vĩnh, phường Phường Đúc, phường Tây Lộc, phường Thuận An, phường Thuận Hòa, phường Thuận Lộc, phường Thủy Biều, phường Thủy Vân, phường Thủy Xuân, phường Trường An, phường Vĩnh Ninh, phường Vỹ Dạ, phường Xuân Phú

    7 xã gồm xã Hải Dương, xã Hương Phong, xã Hương Thọ, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh, xã Thủy Bằng.

    Quy hoành thành phố Huế được thực hiện theo Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 được UBTV Quốc hội thông qua ngày 24/4/2021 điều chỉnh địa giới hành chính đơn vị hành chính cấp huyện. Sau khi điều chỉnh, thành phố Huế có diện tích tự nhiên là 266 km2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 2/2/2021 về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021.

    Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Huế
    Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Huế

    Bản đồ quy hoạch thị xã Hương Trà

    Hương Trà là thị xã nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 392 km2. Phạm vi quy hoạch được giới hạn như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp thành phố Huế
    • Hướng Tây tiếp giáp huyện Phong Điền, sông Bồ
    • Hướng Nam tiếp giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện A Lưới
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Quảng Điền và sông Bồ

    Thị xã Hương Trà được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: 5 phường gồm phường Hương Chữ, phường Hương Văn, phường Hương Vân, phường Hương Xuân, phường Tứ Hạ và 4 xã gồm xã Bình Thành, xã Bình Tiến, xã Hương Bình, xã Hương Toàn. Thị xã Hương Trà có tuyến đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng đi qua thuận tiện kết nối các tỉnh lân cận.

    Bản đồ quy hoạc sử dụng đất thị xã Hương Trà
    Bản đồ quy hoạc sử dụng đất thị xã Hương Trà

    Bản đồ quy hoạch thị xã Hương Thuỷ

    Hương Thuỷ là thị xã có diện tích tự nhiên là 426.9 km2 nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi quy hoạch sử dụng đất của thị xã Hương Thuỷ được xác định như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Phú Lộc
    • Hướng Tây tiếp giáp thành phố Huế, huyện A Lưới
    • Hướng Nam tiếp giáp huyện Nam Đông
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phú Vang

    Thị xã Hương Thuỷ được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 5 phường gồm phường Phú Bài, phường Thủy Châu, phường Thủy Dương, phường Thủy Lương, phường Thủy Phương và 5 xã gồm Dương Hoà, xã Phú Sơn, xã Thủy Phù, xã Thủy Tân, xã Thủy Thanh.

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Hương Thủy
    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Hương Thủy

    Bản đồ quy hoạch huyện A Lưới

    A Lưới là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp với nước bạn Lào. Huyện A Lưới có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua 12 xã, thị trấn giúp huyện thuận tiện kết nối các tỉnh ở khu vực phía Bắc và Nam. Ngoài ra, tuyến quốc lộ 9, quốc lộ 49, quốc lộ 1A… thuận tiện kết nối đến cửa khẩu quốc tế A Đớt và cửa khẩu Hồng Vân kết nối đến Lào. Phạm vi quy hoạch của huyện A Lưới như sau:

    • Hướng Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Trị, huyện Phong Điền
    • Hướng Nam tiếp giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Nam Đông và thị xã Hương Trà
    • Hướng Tây tiếp giáp Lào.

    Huyện A Lưới được phân chia thành 18 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn A Lưới, xã A Ngo, xã A Roàng, xã Đông Sơn, xã Hồng Bắc, xã Hồng Hạ, xã Hồng Kim, xã Hồng Thái, xã Hồng Thượng, xã Hồng Thủy, xã Hồng Vân, xã Hương Nguyên, xã Hương Phong, xã Lâm Đớt, xã Phú Vinh, xã Quảng Nhâm, xã Sơn Thủy, xã Trung Sơn.

    Bản đồ hành chính huyện A Lưới
    Bản đồ hành chính huyện A Lưới

    Bản đồ quy hoạch huyện Phú Lộc

    Phú Lộc là huyện toạ lạc ở khu vực phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi quy hoạch huyện Phú Lộc như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp Biển Đông
    • Hướng Tây tiếp giáp thị xã Hương Thuỷ
    • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Đà Nẵng, huyện Nam Đông
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phú Vang

    Huyện Phú Lộc được phân chia thành 17 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô, xã Giang Hải, xã Lộc An, xã Lộc Bình, xã Lộc Bổn, xã Lộc Điền, xã Lộc Hòa, xã Lộc Sơn, xã Lộc Thủy, xã Lộc Tiến, xã Lộc Trì, xã Lộc Vĩnh, xã Vinh Hiền, xã Vinh Hưng, xã Vinh Mỹ, xã Xuân Lộc.

    Huyện Phúc Lộc được phân chia thành 3 khu vực kinh tế, trong đó, khu vực I từ thành phố Huế vào phía Nam đến thị trấn Phú Lộc, khu vực II từ thị trấn Phú Lộc đến thị trấn Lăng Cô, khu vực III từ bên kia Đầm Cầu Hai đến hết huyện Phú Lộc.

    Bản đồ quy hoạch huyện Phú Lộc
    Bản đồ quy hoạch huyện Phú Lộc

    Bản đồ quy hoạch huyện Quảng Điền

    Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá toạ lạc ở khu vực phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản đồ quy hoạch huyện Quảng Điền được thực hiện trên toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện là 165km2 với các mặt tiếp giáp địa lý như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp thành phố Huế
    • Hướng Tây tiếp giáp huyện Phong Điền
    • Hướng Nam tiếp giáp thị xã Hương Trà
    • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phong Điền và biển Đông

    Huyện Quảng Điền được phân chia thành 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Sịa và xã Quảng An, xã Quảng Công, xã Quảng Lợi, xã Quảng Ngạn, xã Quảng Phú, xã Quảng Phước, xã Quảng Thái, xã Quảng Thành, xã Quảng Thọ, xã Quảng Vinh.

    Bản đồ quy hoạch huyện Quảng Điền
    Bản đồ quy hoạch huyện Quảng Điền

    Bản đồ quy hoạch huyện Phú Vang

    Huyện Phú Vang được đánh giá là huyện có tiềm năng về khai thác đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản khi sở hữu đường bờ biển dài 25 km. Ngoài ra, huyện sở hữu nhiều đầm phá khác như đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lâm, đầm Hà Trung, đầm Thuỷ Tú. Quy hoạch huyện Phú Vang được thực hiện trên toàn bộ diện tích tự nhiên là 235.4 km2 với phạm vi giới hạn địa lý như sau:

    • Hướng Đông tiếp giáp huyện Phú Lộc
    • Hướng Tây tiếp giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ
    • Hướng Nam tiếp giáp thị xã Hương Thuỷ, huyện Phú Lộc
    • Hướng Bắc tiếp giáp Biển Đông.

    Huyện Phú Vang được phân chia thành 14 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Phú Đa, xã Phú An, xã Phú Diên, xã Phú Gia, xã Phú Hải, xã Phú Hồ, xã Phú Lương, xã Phú Mỹ, xã Phú Thuận, xã Phú Xuân, xã Vinh An, xã Vinh Hà, xã Vinh Thanh, xã Vinh Xuân.

    Huyện Phú Vang có tuyến giao thông trọng điểm đi qua như quốc lộ 49B, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 18, tỉnh lộ 10A, 10B thuận tiện kết nối các huyện và các tỉnh lân cận.

    Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phú Vang
    Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phú Vang

    Trên đây, Nhà đất Club vừa gửi tới các bạn những thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Thừa Thiên – Huế mới nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có những thông tin bổ ích và định hướng đầu tư hợp lý, sinh lợi nhuận cao. Hãy thường xuyên theo dõi website nhadatclub.com để cập nhật các tin tức quy hoạch, dự án bất động sản mới nhất ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.