Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thị trường bất động sản » Lướt sóng – lướt cọc: Trò chơi mạo hiểm trong đầu tư nhà đất

Lướt sóng – lướt cọc: Trò chơi mạo hiểm trong đầu tư nhà đất

    Thị trường bất động sản hiện nay vẫn được xem là một kênh đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận lớn. Bên cạnh những hình thức quen thuộc như “mua đi bán lại”, xây nhà, cho thuê, mua nhà cũ rồi tân trang lại xong bán, mua đất nền vùng ven,…thì còn một hình thức khác, “tuy nghe lạ mà lại quen” được nhiều nhà đầu tư có máu liều lĩnh quan tâm- đó chính là “lướt sóng – lướt cọc”. Vậy lướt sóng – lướt cọc bất động sản là gì? Những rủi ro khi nhà đầu tư tham gia vào loại hình này là như thế nào? Hãy cùng Nhà Đất Club tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

    Lướt sóng - lướt cọc: Trò chơi mạo hiểm trong đầu tư nhà đất
    Lướt sóng – lướt cọc: Trò chơi mạo hiểm trong đầu tư nhà đất

    Lướt sóng – lướt cọc trong đầu tư bất động sản là gì?

    Lướt cọc bất động sản là gì?

    Lướt cọc trong đầu tư bất động sản là hình thức đặt cọc cho một dự án, sau đó sang tay cho người mua khác với giá cao hơn. Thời gian lướt cọc có khi chỉ trong ngày, hoặc vài ngày tới một tuần, trước khi đóng tiền đợt một hoặc đóng toàn bộ giá trị bất động sản.

    Số tiền đặt cọc tuỳ theo dự án, thường là 5-10 % giá trị bất động sản. Lướt cọc phổ biến nhất là lướt sóng đất nền khi đang trong cơn sốt. Cao trào sốt đất, những lô đất được lướt cọc trong 1-2 ngày, thậm chí vài giờ. Thời gian quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận cao khiến nhiều người giàu lên nhanh chóng.

    Hình thức lướt cọc thường xảy ra nhiều tại các dự án có số lượng căn ít, hiếm ho, rất khó mua nhưng lượng cầu lại cao. Hoặc ở những căn, nền có vị trí đẹp, độc mà giá mua thấp hơn giá thị trường.

    Lướt sóng bất động sản là gì?

    Đầu tư bất động sản lướt sóng (swing trading) là kiểu đầu tư tận dụng sự biến động lên xuống về giá trong thời gian ngắn. Qua đó, người tham gia có thể thu hồi vốn và sinh lời nhanh chóng.

    Để lướt sóng, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản tiền đặt cọc bằng khoảng 15-70% so với giá trị của bất động sản. Việc này nhằm mục đích nắm quyền giao dịch, mua bán. Khi thị trường nóng lên, bất động sản nhận được nhiều sự quan tâm và tăng giá. Lúc ấy, nhà đầu tư lướt sóng có thể bán lại chung cư, nhà đất mà mình đã giữ với giá cao hơn.

    Cả hai hình thức lướt sóng – lướt cọc đều được xếp vào loại hình đầu tư mạo hiểm, bỏ ra số vốn ít nhưng thu lại lời cao trong thời gian ngắn. Cách làm này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro ngay cả đối với những nhà đầu tư bất động sản sành sỏi.

    Lướt sóng bất động sản là gì?
    Lướt sóng bất động sản là gì?

    Những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi lướt sóng – lướt cọc bất động sản

    Các nhà đầu tư mới hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện lướt sóng – lướt cọc bất động sản sẽ rất dễ gặp những rủi ro sau đây:

    Lướt ngay “đỉnh sóng”

    Chỉ cần bạn chậm chân mua cọc khi giá đã cao, “sóng” thị trường bắt đầu thoái trào thì sẽ khó đẩy hàng. Chúng tôi đã từng chứng kiến nhà đầu tư phải bỏ cọc khi không có đủ tiền để thanh toán hoặc các chính sách nguồn vốn từ ngân hàng bị siết chặt. Nhiều nhà đầu tư không thể lướt bất đắc dĩ trở thành cư dân hoặc chuyển qua đầu tư trung, dài hạn để chờ bán giá cao hơn. Ngoài ra, còn có nhiều nhà đầu tư gặp tình trạng phải tự cắt lỗ để tháo hàng.

    Rơi vào bẫy FOMO

    Một số các nhà đầu tư “cá mập” cũng tham gia loại hình “lướt cọc” ở phân khúc nhà đất dự án hình thành trong tương lai. Với số vốn lớn, họ mua sỉ, đặt chỗ trực tiếp với chủ đầu tư. Khi đến ngày mở bán, các nhà đầu tư này sẽ “ém hàng” lại để tạo tình trạng khan hiếm. Trong tình huống dự án uy tín, các đơn hàng đều nhanh chóng được đặt chỗ rất dễ khiến nhà đầu tư bị rơi vào bẫy FOMO (Fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ cơ hội). Lúc này, khi nhận thấy lực cầu cao hơn cung các nhà đầu tư cá mập sẽ nhanh chóng thoát hàng với mức giá chênh lệch vượt trội, phần lời thu về có khi lên đến vài tỷ đồng cho những dòng sản phẩm đang hot trên thị trường.

    Những nhà đầu tư nhỏ lẻ rất dễ rơi vào các bẫy này và mua bất động sản với giá cao ở thời điểm mở bán và khó thanh khoản ngay lập tức đành phải chuyển từ mua đầu tư ngắn hạn sang trung hạn, dài hạn…

    Môi giới hứa ‘ra hàng’ nhưng lặn mất tăm

    Nhiều môi giới vì muốn nhanh chóng bán được hàng nên sẵng sàng đánh đổi uy tín của mình. Họ thường cam kết sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn chuyển tay bất động sản cho người khác. Tuy nhiên, sau khi bạn chốt cọc thành công thì môi giới có muôn vàn lý do để từ chối đẩy hàng, khiến các nhà đầu tư không tìm được người sang tay nên ngậm ngùi ôm hàng vào tiền hoặc phải bỏ cọc.

    Bên cạnh đó việc lướt cọc – lướt sóng bất động sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý cao vì mua bán nhà đất với nhà đầu cơ chứ không phải chủ sở hữu của bất động sản. Hợp đồng đặt cọc chỉ là hợp đồng viết tay, không có công chứng nên rất yếu thế nếu xảy ra tranh chấp, kiện tụng tại toà.

    Những quy tắc vàng khi đầu tư lướt sóng – lướt cọc bất động sản

    Để giảm thiểu rủi ro trong cuộc chơi lướt sóng – lướt cọc bất động sản bạn có thể tham khảo thêm những quy tắc dưới đây:

    • Lựa chọn chủ đầu tư uy tín
    • Vị trí đẹp sẽ nâng tầm giá trị dự án trong tương lai
    • Theo dõi liên tục tiến độ hoàn thiện dự án
    • Cân nhắc về khả năng tài chính
    • Chọn thời điểm bán thích hợp
    • Chọn lựa chủng loại căn hộ phù hợp
    • Áp dụng đòn bẩy tài chính một cách thông minh
    • Nắm được giá bất động sản trung bình trên thị trường

    Tóm lại

    Lướt cọc – lướt sóng đầu tư bất động sản là con dao hai lưỡi cho các nhà đầu tư mới hay cả  những nhà đầu tư kinh nghiệm. Mặc dù vậy vẫn có nhiều nhà đầu tư lựa chọn phương thức này để kiếm lời. Hi vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đầu tư nhà đất tốt hơn.