Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Kinh nghiệm » Hướng dẫn đọc bản đồ quy hoạch đất

Hướng dẫn đọc bản đồ quy hoạch đất

    Quy hoạch là một trong những yếu tố tiên quyết mà bạn cần kiểm tra trước khi quyết định mua một khu đất nào đó. Vì vậy, việc nắm bắt được các ký hiệu và cách đọc bản đồ quy hoạch là điều vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn hạn chế các rủi ro khi đất dính quy hoạch, bị thu hồi gây thiệt hại về tiền của. Hãy cùng Nhà Đất Club tìm hiểu về cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất dựa trên ký hiệu và màu sắc một cách chính xác nhất.

    Bản đồ quy hoạch vành đai 4
    Bản đồ quy hoạch vành đai 4

    Bản đồ quy hoạch là gì?

    Bản đồ quy hoạch nhà đất là bản đồ phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lí kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.

    Dựa vào bản đồ quy hoạch người xem có thể biết được những khu đất nào đã được quy hoạch sử dụng cho những mục đích gì. Với mục đích mua nhà đất để ở hoặc đầu tư lâu dài thì bạn không nên mua các mảnh đất có dính quy hoạch.

    Có bao nhiêu loại bản đồ quy hoạch?

    Các bản đồ quy hoạch có thể có tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung và loại quy hoạch phân khu hay chi tiết. Dựa theo các yếu tố này, bản đồ quy hoạch được phân làm 3 loại phổ biến:

    • Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
    • Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000
    • Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000

    Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000

    Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 giúp xác định chức năng, định rõ mốc giới, định hướng các tuyến đường giao thông, các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng cầu, đường, cây xanh, điện, trường học, hồ nước… Bản đồ 1/5.000 được sử dụng làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng và giải quyết các vấn đề phát sinh sau này như đền bù khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng…

    Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000
    Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000

    Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000

    Bản đồ 1/2.000 có chức năng phân chia, xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới các hạ tầng công trình nhằm cụ thể hóa nội dung của bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000. Nội dung chính của bản đồ gồm: phạm vi ranh giới, tính chất khu vực lập quy hoạch, diện tích, chỉ tiêu dự kiến về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số… và là cơ sở để giải quyết các tranh tụng sau này.

    Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000
    Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000

    Bản đồ quy hoạch 1/500

    Bản đồ quy hoạch 1/500 quy hoạch chi tiết tất cả các công trình trên đất, từ hạ tầng kỹ thuật, việc bố trí đến từng ranh giới lô đất. Đây chính là quy hoạch tổng thể của các dự án đầu tư xây dựng. Căn cứ vào bản đồ quy hoạch 1/500 có thể xác định vị trí công trình, thiết kế cơ sở, kỹ thuật xây dựng và thi công xây dựng.

    Bản đồ quy hoạch 1/500
    Bản đồ quy hoạch 1/500

    Hướng dẫn đọc bản đồ quy hoạch đất dựa trên ký hiệu và màu sắc

    Để hiểu được bản đồ quy hoạch, người đọc cần có những hiểu biết về các ký hiệu và màu sắc trên bản đồ. Dưới đây là những ký hiệu, màu sắc phổ biến và ý nghĩa của nó:

    Ký hiệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất các loại đất:

    • ONT: Đất ở tại nông thôn
    • ODT: Đất ở tại đô thị
    • LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
    • LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
    • LUN: Đất trồng lúa nương
    • BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
    • NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
    • CLN: Đất trồng cây lâu năm
    • RSX: Đất rừng sản xuất
    • RPH: Đất rừng phòng hộ
    • RDD: Đất rừng đặc dụng
    • NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
    • LMU: Đất làm muối
    • NKH: Đất nông nghiệp khác
    • TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan
    • DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
    • DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa
    • DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế
    • DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
    • DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
    • DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
    • DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
    • DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
    • DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
    • CQP: Đất quốc phòng
    • CAN: Đất an ninh
    • SKK: Đất khu công nghiệp
    • SKN: Đất cụm công nghiệp
    • SKT: Đất khu chế xuất
    • TMD: Đất thương mại, dịch vụ
    • SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
    • SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
    • SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
    • DGT: Đất giao thông
    • DTL: Đất thủy lợi
    • DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
    • DDL: Đất có danh lam thắng cảnh
    • DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
    • DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
    • DNL: Đất công trình năng lượng
    • DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
    • DCH: Đất chợ
    • DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
    • DCK: Đất công trình công cộng khác
    • TON: Đất cơ sở tôn giáo
    • TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
    • NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
    • SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
    • MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng
    • PNK: Đất phi nông nghiệp khác
    • BCS: Đất bằng chưa sử dụng
    • DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng
    • NCS: Núi đá không có rừng cây

    Bảng ký hiệu các loại đất và mục đích sử dụng theo màu sắc

    Hướng dẫn đọc bản đồ quy hoạch đất dựa trên ký hiệu và màu sắc
    Hướng dẫn đọc bản đồ quy hoạch đất dựa trên ký hiệu và màu sắc

    Kết luận

    Trên đây Nhà Đất Club vừa chia sẻ với các bạn những kiến thức liên quan đến cách đọc bản đồ quy hoạch đất dựa trên ký hiệu và màu sắc. Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ biết cách xem bản đồ quy hoạch, tránh những rủi ro mua phải các mảnh đất quy hoạch, gây thiệt hại về tiền của. Đừng quên theo dõi và đón đọc các bài viết khác về quy hoạch và đầu tư nhà đất trên website nhadatclub.com của chúng tôi.