Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng là lĩnh vực mang tính đột phá được tỉnh Cao Bằng lựa chọn trong năm 2022. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh các dự án đầu tư quy mô lớn trong tỉnh gắn với tiềm năng phát triển của các địa phương. Điều đó đã giúp cho thị trường bất động sản của tỉnh Cao Bằng thu hút được các nhà đầu tư hơn.
Dự án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu thuộc tỉnh Cao Bằng
Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có phạm vi ranh giới quy hoạch bao gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích của 31 xã cùng với 3 thị trấn biên giới là từ xã Cần Nông thuộc huyện Hà Quảng đến xã Đức Long thuộc huyện Thạch An.
Theo đó, quy mô lập quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng là 30.130 ha. Diện tích các khu vực lập quy hoạch xây dựng phân khu chức năng tại các cửa khẩu được đề xuất khoảng 4.763,0 ha. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực có phạm vi ranh giới được lập quy hoạch phân khu khoảng 4.763,0 ha. Đối với phần diện tích còn lại sẽ do chính quyền địa phương kết hợp cùng các sở, ngành khác lập quy hoạch và quản lý nhà nước theo thẩm quyền UBND tỉnh giao. Theo như đề xuất của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan xem xét cung cấp 15,3 tỷ đồng để tiến hành triển khai lập quy hoạch phân khu các cửa khẩu trong năm 2022 – 2023.
Phân chia Khu kinh tế cửa khẩu thuộc tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng theo mô hình chuỗi kết nối trên tuyến hành lang biên giới. Theo Khu kinh tế cửa khẩu được chia thành 4 phân vùng. Mỗi phân vùng của Khu kinh tế cửa khẩu sẽ có một trung tâm kinh tế cửa khẩu chính, là những nơi cực phát triển của phân vùng. Ngoài ra trung tâm của các phân vùng sẽ được kết nối trực tiếp với hệ thống cửa khẩu của Trung Quốc và kết nối với trung tâm kinh tế của tỉnh Cao Bằng, khu vực trong và ngoài của tỉnh Cao Bằng thông qua các tuyến giao thông chính là: đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, quốc lộ 3, quốc lộ 4 và quốc lộ 34. Bốn phân vùng của Khu kinh tế Cao Bằng là:
Vùng kinh tế cửa khẩu phía Tây (Vùng 1), gồm có các xã biên giới của huyện Hà Quảng. Với diện tích quy hoạch của vùng khoảng 4.018 ha. Ước tính quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 8.000 – 9.000 người và trung tâm là khu cửa khẩu – đô thị Sóc Giang.
Vùng kinh tế cửa khẩu phía Bắc (vùng 2) gồm có khu vực các thôn xã của huyện Trùng Khánh và tổng diện tích quy hoạch khoảng 8.134 ha, quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 30.000 – 32.000 người. Trung tâm của vùng 2 là khu cửa khẩu – thị trấn Trà Lĩnh.
Vùng kinh tế cửa khẩu phía Đông Bắc (vùng 3) gồm có các xã biên giới của huyện Hạ Lang. Diện tích quy hoạch vùng khoảng 3.346 ha, dân số đến năm 2040 khoảng 7.500 – 8.000 người với trung tâm là khu cửa khẩu Lý Vạn.
Vùng kinh tế cửa khẩu phía Đông (vùng 4) gồm có các khu vực biên giới của huyện Quảng Hòa và Thạch An có diện tích quy hoạch khoảng 14.632 ha. Quy mô dân số của vùng đến năm 2040 khoảng 51.000 – 53.000 người, trung tâm là cửa khẩu Tà Lùng – đô thị Phục Hòa.
Quy hoạch và nâng cấp cửa khẩu Lý Vạn thành cửa khẩu quốc tế
Theo như định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, Quyết định đã nêu rõ cửa khẩu quốc tế bao gồm: Tà Lùng, Trà Lĩnh (gồm cả lối thông quan hàng hóa Nà Đoỏng). Cửa khẩu Lý Vạn sẽ được quy hoạch nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế.
Sóc Giang là cửa khẩu chính. Cửa khẩu phụ Pò Peo được quy hoạch nâng cấp lên thành cửa khẩu chính. Hạ Lang là cửa khẩu phụ. Lối mở Nà Lạn thuộc xã Đức Long, huyện Thạch An được quy hoạch nâng cấp lên trở thành cửa khẩu phụ.
Khi đủ điều kiện, các lối mở được quy hoạch, đầu tư nâng cấp trở thành các lối thông quan thuộc các cửa khẩu sau: Lối mở Trúc Long, Nà Quân thuộc cửa khẩu Sóc Giang. Đây là là lối thông quan hàng hóa; lối mở Đình Phong (mới mở) là lối thông quan hàng hóa trực thuộc cửa khẩu Pò Peo; lối mở biên giới Bản Giốc thực hiện theo các văn bản, Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc); lối mở Bản Khoòng thuộc cửa khẩu Lý Vạn là lối thông quan hàng hóa; lối mở Pò Tập, Cốc Sâu thuộc cửa khẩu Tà Lùng. Đây cũng là là lối thông quan hàng hóa. Lối mở Pác Ty và Kỷ Sộc được duy trì.
Các khu du lịch chính của tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng đã nêu rõ định hướng phát triển hệ thống du lịch dịch vụ của Khu kinh tế cửa khẩu, với mối liên hệ kết nối, hỗ trợ với hệ thống du lịch của tỉnh mà trung tâm là thành phố Cao Bằng. Các khu du lịch chính của tỉnh bao gồm:
- Khu du lịch di tích lịch sử Pác Bó và di tích Kim Đồng thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng có diện tích quy mô khoảng 1.137 ha.
- Khu du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh quy mô khoảng 1000 ha.
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nằm tại xã Mỹ Hưng, huyện Quảng Hòa Ngườm Lồm Nặm Khao, quy mô khoảng 36 ha.
- Quy hoạch khu phức hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao (sân golf), vui chơi giải trí tại xã Đình Phong thuộc huyện Trùng Khánh có diện tích khoảng 200 – 250 ha.
Dựa vào những tin tức Nhà đất Club đã tổng hợp được, chúng tôi mong muốn chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về các dự án hạ tầng cơ sở nổi bật tại tỉnh Cao Bằng. Hãy truy cập nhadatclub.com để cập nhật thêm các thông tin quy hoạch, dự án bất động sản, hạ tầng cơ sở tại các tỉnh thành khác trên khắp cả nước một cách nhanh và chính xác nhất.