Để xây dựng Bến Tre thành tỉnh phát triển khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030, việc tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng luôn được tỉnh chú ý thực hiện. Dưới đây là các dự án hạ tầng cơ sở nổi bật của tỉnh Bến Tre trong năm 2022, các bạn cso thể tham khảo thêm.
Dự án Rạch Miễu 2
Cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre dự kiến nằm cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 3,8km về phía thượng lưu sông Tiền, phần cầu chính vượt sông Tiền. Tổng chiều dài tuyến khoảng 17,6km.
Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 theo hình thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Tổng mức đầu tư hơn 5.175 tỉ đồng; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 1.279 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.030 tỉ đồng; còn lại là chi phí quản lý dự án, dự phòng và chi phí khác…
Dự kiến công trình sẽ khởi công vào cuối tháng 3-2022.
Dự án cầu Bình Thới 2
Dự án cầu Bình Thới 2 (là điểm đầu của tuyến đường ven biển kết nối QL50 của tỉnh Tiền Giang) với kinh phí 1.500 tỷ đồng. Đồng thời, Bến Tre đang triển khai thực hiện một số dự án Đường đê bao ngăn mặn kết hợp giao thông qua 03 huyện Bình Đại – Ba Tri – Thạnh Phú, liên huyện Mỏ Cày Nam – Thạnh Phú…
Dự án Cầu Rạch Vong
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bến Tre, đơn vị chủ đầu tư Dự án xây dựng cầu Rạch Vong (tại TP. Bến Tre), đầu tháng 12/2021, đơn vị thi công sẽ khởi công xây dựng công trình cầu Rạch Vong.
Quy mô đầu tư: Cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, vĩnh cửu, tải trọng HL.93. Xây dựng đường dẫn ở hai phía để kết nối với cầu chính và các công trình trong khu vực. Cầu dài 348,4m; lọt lòng 15,15m; tĩnh không, khoảng thông thuyền ngang (50×7)m; cầu gồm 9 nhịp.
Phần đường vào cầu có trục đường chính và đường phụ; các công trình khác bao gồm: Xây dựng nút giao thông trên đường Nguyễn Đình Chiểu và cuối dốc cầu phía xã Mỹ Thạnh An. Bố trí các cây xanh trên các nút giao thông. Phần đèn chiếu sáng gồm: Chiếu sáng trên cầu và đường dẫn, chiếu sáng nghệ thuật lắp dưới trụ, dọc sườn dầm bên ngoài cầu. Bố trí hệ thống thoát nước, cống dọc, hố ga, bó vỉa, vỉa hè và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tổng mức đầu tư dự án xây dựng cầu Rạch Vong là 329,8 tỉ đồng, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 36,4 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 230 tỉ đồng và một số chi phí khác. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. Thời gian thực hiện dự án năm 2020 – 2025.
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL) 57 từ phà Đình Khao (Vĩnh Long) đến thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre)
Dự án cải tạo nâng cấp QL57 được đầu tư, nâng cấp đạt yêu cầu đường cấp III đồng bằng với quy mô hai làn xe; mặt đường 11 m, nền đường 12 m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.
Điểm đầu dự án tại bến phà Đình Khao (Km4+700 – QL57, huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Điểm cuối dự án tại Km 48+100 (tại điểm giao cắt với tuyến tránh thị trấn Mỏ Cày – QL60, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre). Tổng chiều dài toàn tuyến 39,19 km (không bao gồm đoạn qua tuyến tránh thị trấn Chợ Lách) đi qua ba huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre và huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Trên tuyến có trên 10 cầu, các cầu này sẽ được xây dựng thêm chín đơn nguyên mới và mở rộng một cầu hiện hữu đảm bảo chiều rộng cầu hợp với khổ nền đường 12 m. Tổng mức đầu tư toàn dự án là 875 tỉ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành sau 13 tháng thi công.
Việc đầu tư nâng cấp tuyến QL57 đoạn từ phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày góp phần cải thiện, nâng cao năng lực khai thác của tuyến, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, hành khách tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cho hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long nói riêng và cho cả khu vực ĐBSCL nói chung.
Nhà đất Club vừa tổng hợp và giới thiệu tới các bạn một số dự án đầu tư hạ tầng cơ sở giao thông tại tỉnh Bến Tre được triển khai trong năm 2022. Hi vọng các thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm định hướng cho quyết định đầu tư của mình.